
-
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng
-
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
-
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm
-
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
-
Thông tin cơ bản về Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) -
Đề nghị thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương
Thưa ông, không phải vô cớ mà nhiều ý kiến lo ngại rằng, sự thất bại của TPP có thể sẽ khiến áp lực cải cách của nền kinh tế Việt giảm đi?
Đây là kỳ vọng được không ít người chờ đợi, nhất là trên các lĩnh vực cải cách doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, minh bạch hóa, cải cách hành chính và thuận lợi hóa thương mại…
Nhưng quan điểm của tôi từ trước vẫn là, nếu không thực sự mong muốn cải cách, không có động lực cải cách từ bên trong, thì áp lực từ bên ngoài sẽ không bao giờ đủ.
![]() |
Ông Nguyễn Đình Cung |
Điều tôi quan tâm hơn từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có TPP, bản chất chung là thúc đẩy tự do kinh doanh hơn, thuận lợi kinh doanh hơn, bảo vệ tốt hơn tài sản, quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, cạnh tranh bình đẳng, đối xử bình đẳng…
Bởi vậy, nếu không có TPP, thì để hội nhập, thực hiện các cam kết với các FTA khác, nền kinh tế Việt Nam buộc phải tiến cùng thời đại, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, cạnh tranh công bằng hơn.
Có như vậy, nền kinh tế nước ta mới hội nhập thực sự, chứ không phải bị cuốn theo xu thế hội nhập. Có như vậy, các cơ hội từ các FTA mới được tận dụng, không bị chuyển thành thách thức...
Với góc nhìn này, trong một khía cạnh nào đó, không TPP có thể sẽ có tác động tích cực với cải cách kinh tế Việt .
Có thể hiểu sự tích cực này như thế nào, thưa ông?
Với kinh nghiệm của tôi, các FTA đã không tạo ra đủ áp lực cải cách trong nước như kỳ vọng, thậm chí đôi lúc có những tác động ngược.
Vì khi chúng ta tham gia các thị trường, kết nối với các thị trường lớn nhất thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản…, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất đến Việt Nam để lắp ráp, gia công, tận dụng các lợi thế về xuất xứ, chi phí. Sự chuyển dịch này sẽ tạo ra những con số tăng trưởng trong GDP, trong kim ngạch xuất khẩu... bất kể kết quả của cuộc cải cách trong nước đang đi đến đâu.
Mặc dù nhiều cơ hội được chỉ ra khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng hình như chỉ các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tận dụng được cơ hội, nền kinh tế đang trong tình trạng bị chia cắt rõ nét giữa kinh tế trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; giữa khu vực thành thị và nông thôn…, nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng khiến áp lực cải cách, để tìm ra những động lực tăng trưởng mới không phải lúc nào cũng mạnh mẽ.
Khi TPP có thể không trở thành hiện thực sẽ tác động đến các kế hoạch đầu tư, chuyển dịch đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, cả các doanh nghiệp trong nước. Rất có thể các kế hoạch đón đầu TPP trước đó sẽ phải cân chỉnh lại, tác động không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhưng tác động tích cực của động thái này là nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội để nhìn lại thực chất năng lực của mình, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu và động lực thực sự của tăng trưởng kinh tế, để xác định rõ áp lực phải cải cách, thay đổi là từ bên trong, nội tại nền kinh tế.
Nhưng không thể nói hội nhập không thúc đẩy cải cách được, thưa ông?
Tốt nhất là hội nhập và cải cách cùng song hành, như hai cánh của một con chim, nếu cùng khỏe sẽ vỗ mạnh và đều, nền kinh tế sẽ cất cánh, bay cao và ngược lại. Nhưng, trong bối cảnh đà hội nhập đang tạm chậm lại, thì cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, mở rộng cơ hội và quyền kinh doanh cho người dân, để doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao tính chuyên nghiệp theo thông lệ tốt của quốc tế...
Nền kinh tế Việt Nam không thể hội nhập với những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, lách luật, chụp giật, không xây dựng uy tín, thương hiệu, văn hóa kinh doanh... do phải đối mặt với chất lượng thể chế thấp, không rõ ràng, minh bạch, không tiên liệu được.

-
Đề nghị thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương -
Các khoản thu ngân sách từ sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Armenia -
Hà Nội siết quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện -
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược -
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp