-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã lấp đầy trên 80% diện tích đất công nghiệp cho thuê |
10 năm chọn phát triển bền vững
Cách đây 10 năm, vào năm 2014, Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 được chọn là dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cũng là khu công nghiệp kiểu mẫu trong Chương trình Sáng kiến phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng và lợi thế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (PBEG) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề xuất. Mục tiêu là quyết tâm xây dựng một khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, sánh tầm khu vực.
Với các lợi thế của địa phương, cùng chính sách thu hút đầu tư đa ngành nghề, Phú Mỹ 3 được định hướng trở thành khu công nghiệp thông minh theo định hướng sinh thái và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành, góp phần phát triển kinh tế bền vững, hiện thực hóa các tiêu chuẩn năng lượng xanh và ESG (môi trường - xã hội - quản trị).
Kể từ đó, với tầm nhìn chiến lược, cùng với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm quản lý và vận hành khu công nghiệp, chủ đầu tư Dự án là Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ đã không ngừng đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp chuyên sâu, đảm bảo cung cấp các dịch vụ điện, nước, khí gas tự nhiên và công nghiệp, thông tin viễn thông… đến tận hàng rào các nhà máy của khách hàng. Nhờ vậy, Phú Mỹ 3 tạo nên điểm khác biệt nổi trội, được nhà đầu tư tin tưởng và đánh giá rất cao.
Với tỷ lệ lấp đầy trên 80% của Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ đang trình các cơ quan có thẩm quyền hồ sơ xin chấp thuận chủ trương mở rộng Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 với diện tích khoảng 455 ha nằm liền kề khu hiện hữu.
Mục tiêu là xây dựng một hệ thống tổng thể khu công nghiệp đồng bộ, hoàn chỉnh với quy mô lớn, đạt chuẩn quốc tế và sánh tầm với các nước trong khu vực, tận dụng hết các lợi thế của địa phương, kết nối với hạ tầng hiện hữu của Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3.
Dự án này đã có trong Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 16/12/2023, nhằm đón đầu làn sóng đầu tư mới.
Đặc biệt, phát huy thế mạnh khi nằm trong trung tâm hệ sinh thái cảng biển – công nghiệp, vùng công nghiệp cộng sinh, khi cách cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải và kho cảng hàng lỏng hóa chất, LNG, LPG của PVGas chỉ 2 km; liền kề các tổ hợp nhà máy cung cấp nguyên vật liệu cơ bản thượng nguồn, như nhà máy thép, tổ hợp hóa dầu Long Sơn, Hyosung..., Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã trở thành địa điểm hấp dẫn của các dự án phát triển công nghiệp thượng nguồn, nguyên vật liệu cơ bản cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là hạ nguồn của các ngành công nghiệp sau hóa dầu, góp phần thúc đẩy cộng sinh công nghiệp, kinh tế tuần hoàn.
Không chỉ chăm chút đầu tư hạ tầng “cứng”, Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ đặc biệt quan tâm đến phát triển hạ tầng “mềm” của Phú Mỹ 3.
Hiện tại, Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 đang áp dụng dịch vụ một cửa, với vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, chuyên môn vững vàng của Phú Mỹ 3 luôn tận tâm, đồng hành với các nhà đầu tư từ giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án đến lúc tiến hành các thủ tục cấp phép đầu tư, xây dựng và cả giai đoạn vận hành, hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ, thủ tục pháp lý, tuyển dụng, dịch vụ logistics, dịch vụ ngân hàng - hải quan tại chỗ... Nhờ vậy, niềm tin với các nhà đầu tư được gây dựng, vun đắp.
Đến nay, Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã lấp đầy trên 80% diện tích đất công nghiệp cho thuê, với sự góp mặt của các tập đoàn đa quốc gia, quy mô vốn lớn, công nghệ hiện đại đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ, Đài Loan, Trung Quốc...
Sau chặng đường 10 năm phát triển, Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã định hình và phát triển thành khu công nghiệp xanh, bền vững |
Thiết kế hài hòa giữa quy hoạch công nghiệp và đô thị hóa
Với mục tiêu cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ tiện ích công nghiệp, góp phần giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí sản xuất, đầu tư, Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã đầu tư và đưa vào vận hành Cảng cạn Phú Mỹ.
Đây là cảng cạn đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có quy mô khoảng 46 ha, với 6 bến cảng thủy nội địa, kho bãi, khu vực thông quan hàng hóa tại chỗ, depot container rỗng…
Cảng có vị trí thuận lợi, tọa lạc ngay sau khu cảng Cái Mép – Thị Vải, kết nối thuận lợi với đường liên cảng ra cao tốc Bến Lức - Long Thành, quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Kết nối đường thủy là thế mạnh của Cảng cạn Phú Mỹ, thông qua nối đường thủy nội địa và tuyến đường thủy khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Đồng bằng sông Cửu Long và cả Campuchia, giúp nâng cao hiệu quả kết nối mạng lưới vận tải, thúc đẩy vận tải đa phương thức, giảm chi phí vận tải – logistics và thúc đẩy phát triển chuỗi logistics xanh.
Đặc biệt, Cảng cạn Phú Mỹ đang trở thành trung tâm hậu cần của cảng biển, kết nối các cảng cạn xa cảng biển gắn liền với các trung tâm phân phối, tiêu thụ hàng hóa, các cửa khẩu đường bộ, các vùng cung ứng nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cả nước về Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 và Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 mở rộng sau này.
Trong thời gian ngắn tới đây, Khu nhà ở công nhân Gate Towers trong Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 sẽ được khởi công, nhằm đáp ứng như cầu lưu trú cho 10.000 lao động. Trong quy hoạch còn có Khu dân cư phức hợp Harbor City dành cho chuyên gia nước ngoài và cư dân địa phương, tọa lạc tại khu vực ven sông nối liền khu công nghiệp và khu đô thị, có sân golf 18 lỗ và khu tiện ích.
Với định hướng quy hoạch này, Phú Mỹ 3 mong muốn khắc họa một phần “thiết kế hài hòa giữa quy hoạch công nghiệp và đô thị hóa” của thị xã Phú Mỹ. Trong đó, hiện thực hóa yêu cầu tích hợp giữa các khu công nghiệp, khu dân cư, cơ sở thể thao, hội trường và khu thương mại tiện nghi, xanh, sạch, đẹp.
Với ý chí, quyết tâm bền bỉ và được sự ủng hộ, đồng hành của lãnh đạo chính quyền các cấp, lãnh đạo Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ tự hào khi đã biến vùng đất trũng, đầm lầy, ngập mặn, không có giá trị kinh tế trở thành một khu công nghiệp kiểu mẫu, đồng bộ, hiện đại, phát triển xanh và bền vững, sánh tầm khu vực, một trung tâm công nghiệp sôi động và là tâm điểm hút dòng vốn đầu tư FDI, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1%
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam