Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 17 tháng 12 năm 2024,
Khu vực thị trường RCEP nhập hơn 13 tỷ USD máy móc thiết bị Việt Nam
Thế Hoàng - 08/05/2023 14:44
 
Thị trường RCEP đã nhập khẩu lượng máy móc thiết bị từ Việt Nam trị giá trên 13 tỷ USD trong năm ngoái, tăng 23% so với năm trước đó và chiếm 28,55% tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng.
Khu vực thị trường RCEP nhập hơn 13 tỷ USD máy móc thiết bị từ Việt Nam trong năm ngoái.
Khu vực thị trường RCEP nhập hơn 13 tỷ USD máy móc thiết bị từ Việt Nam trong năm ngoái.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt 45,75 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2021; chiếm tỷ trọng 12,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, giá trị xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI đạt 42,55 tỷ USD, tăng 19,38%, chiếm 93% kim ngạch xuất khẩu.

Mỹ là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 với tổng kim ngạch đạt 20,18 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2021, chiếm 44,11% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu sang khu vực thị trường RCEP đạt 13 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng hơn 28%.. Tiếp đến là khối CPTPP đạt 6,14 tỷ USD, tăng 21%, khối thị trường thuộc EVFTA với 27 nước thành viên EU đạt 5,63 tỷ USD, tăng 38,5%, chiếm tỷ trọng 12%.

Về chủng loại, thống kê cho thấy, nhóm máy móc, thiết bị điện và điện tử được xuất khẩu nhiều nhất trong năm 2022, chiếm tỷ trọng tới hơn 73,24% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Dẫn đầu là chủng loại thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến (HS 8517) với tổng kim ngạch đạt 20,76 tỷ USD, tăng 39,41% so với năm 2021.

Tiếp đến là các chủng loại: Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (HS 8504) đạt hơn 4,08 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 8,93%; ắc quy điện (HS 8507) đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 4,58%; động cơ điện và máy phát điện (HS 8501) đạt 1,79 tỷ USD, chiếm 3,92%...

Bên cạnh đó, xuất khẩu máy móc thiết bị của nhiều nhóm ngành tăng so với cùng kỳ gồm: Máy chế biến công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống tăng 133,5%; máy móc ngành da giày tăng 58,7%; máy móc ngành nhựa, cao su tăng 48,7%; máy móc thiết bị
ngành xây dựng 46,7%; máy móc ngành giấy, in ấn tăng 38,2%; máy móc ngành dệt may tăng 11,7%.

Nhiều chủng loại máy móc thiết bị trong năm 2022 xuất khẩu tăng cao so với năm 2021 là: Thiết bị ghi thời gian (HS 9106) tăng cao 1.628,9%; thiết bị tinh thể lỏng; thiết bị tạo tia laser; các thiết bị và dụng cụ quang học khác (HS 9013) tăng 543,8%; thiết bị và dụng cụ dùng để hàn (HS 8468) tăng 449,6%; rađa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến (HS 8526) tăng 331,5%; máy chế biến, đóng gói thuốc lá (HS 8478) tăng 427,5%; các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến (HS 8526) tăng 331,5%; máy, thiết bị gia nhiệt
(HS 8419) tăng 213,1%; động cơ đốt trong (HS 8407) tăng 191,6%...

Tính chung cả năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành tăng 19,1% so với năm 2021. 

Các sản phẩm máy móc thiết bị đạt sản lượng cao trong năm 2022 là: Động cơ điện một chiều khác và máy phát điện một chiều đạt 390,56 triệu chiếc; động cơ điện một chiều có công suất ≤ 37.5 W đạt 373,76 triệu chiếc; máy khâu loại dùng cho gia đình đạt 4,35 triệu cái; máy và thiết bị cơ khí khác có chức năng riêng biệt chưa được phân vào đâu đạt hơn 1,95 triệu cái… được sản xuất chủ yếu tại các tỉnh thành: Đồng Nai, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội…

4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng cũng sụt giảm theo đà đi xuống của thương mại toàn cầu, ước đạt 13 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư