
-
Chiến lược “vết dầu loang” cho start-up ít vốn
-
Chủ tịch HĐQT CC1: Cầu cạn là lời giải cho tình trạng thiếu cát đắp nền đường
-
Khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giao hàng
-
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan
-
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc) -
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách
![]() |
Khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ảnh: Đức Thanh |
Khi tôi lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vào năm 1989, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia này chỉ vào khoảng 100 USD/năm. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế chưa đến 5 tỷ USD và gần 70% dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Nhờ chính sách đổi mới và mở cửa, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống pháp lý, giá trị của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như vai trò quan trọng của khu vực tư nhân ngày càng tăng và Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.
Dự kiến đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD, tổng kim ngạch thương mại vượt 850 tỷ USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5%.
Trên thế giới, khu vực tư nhân là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Khu vực này đóng góp 70% GDP toàn cầu và tạo ra 85% việc làm, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 90% số doanh nghiệp trên toàn cầu và cung cấp 50% việc làm. Tại các nền kinh tế mới nổi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 40% GDP.
Tại Việt Nam, khu vực tư nhân chính thức mới xuất hiện khoảng 25 năm trước. Hiện nay, khu vực này đóng góp 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 80% tổng lực lượng lao động. Vì vậy, việc Bộ Chính trị chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân sẽ giúp xã hội nhận ra tầm quan trọng và thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Xác định rõ mục tiêu chiến lược
Một nghị quyết hiệu quả cần đưa ra các mục tiêu chiến lược rõ ràng cho khu vực tư nhân, bao gồm tăng trưởng GDP, tạo việc làm, đổi mới công nghệ và phát triển bền vững.
Trước hết, những đóng góp đáng kể của khu vực tư nhân vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cần phải được ghi nhận.
Nghị quyết cần nêu rõ các mục tiêu chiến lược cho vai trò của khu vực tư nhân trong việc đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Điều này bao gồm các mục tiêu về tăng trưởng GDP, việc làm, tiến bộ công nghệ và phát triển bền vững.
Nghị quyết chỉ ra một số lĩnh vực cần được chú trọng. Việc thiết lập một khung khổ chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và đổi mới của khu vực tư nhân là rất quan trọng. Điều này có thể đạt được thông qua các ưu đãi về thuế, trợ cấp và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển.


Hợp tác công - tư (PPP) cũng là một yếu tố quan trọng, giúp phát triển kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục và các lĩnh vực thiết yếu khác với sự tham gia của khu vực tư nhân, kết hợp với tiêu chuẩn quốc tế để nâng cấp cơ sở vật chất.
Tiếp theo đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính. Việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp lý và giảm bớt gánh nặng hành chính là điều cần thiết. Đơn giản hóa quy trình cấp phép, phê duyệt và các thủ tục liên quan sẽ giúp môi trường kinh doanh trở nên thân thiện hơn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lãng phí quá nhiều thời gian vào các thủ tục chồng chéo, phức tạp.
Thêm vào đó, đơn giản hóa các quy định kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ pháp lý và giảm bớt gánh nặng hành chính. Đơn giản hóa các quy trình xin và cấp giấy phép, giấy chứng nhận sẽ thúc đẩy một môi trường thân thiện hơn với doanh nghiệp.
Hiện nay doanh nghiệp đang mất quá nhiều thời gian vào việc tuân thủ các yêu cầu liên tục do các quy định thường chồng chéo và không rõ ràng. Việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều cần thiết. Điều này sẽ tăng cường các cơ sở tín dụng, giảm lãi suất và cung cấp bảo lãnh cho các khoản vay có thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tài sản cố định để ngân hàng có thể hỗ trợ cho vay. Do đó, điều kiện cho vay hiện tại và truyền thống cần phải thay đổi, phải có các nhà phân tích tín dụng được đào tạo thuần thục về vấn đề này.
Ngoài ra, việc khuyến khích áp dụng các công nghệ mới và sáng kiến, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ cũng rất quan trọng. Việc này bao gồm tài trợ cho nghiên cứu và phát triển và xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo. Đầu tư vào các chương trình giáo dục và đào tạo để xây dựng lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu của khu vực tư nhân là rất quan trọng.
Mục tiêu khác là đảm bảo tăng trưởng của khu vực tư nhân bền vững và toàn diện bằng cách thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ và các nhóm thiểu số vận hành.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là thiết lập các tiêu chuẩn về đạo đức và quản trị doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể được tin cậy và sẽ phải chịu các hình phạt nghiêm khắc nếu vi phạm các tiêu chuẩn đã thống nhất.
Gỡ nút thắt
Để giảm bớt một số nút thắt mà các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đang phải đối mặt và thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn, Việt Nam cần giải quyết các rào cản về mặt quy định.
Cụ thể, Chính phủ cần giải quyết tình trạng phức tạp và không nhất quán của các quy định kinh doanh cản trở việc gia nhập thị trường và đổi mới sáng tạo. Đơn giản hóa các thủ tục như cấp phép, giấy phép lao động, thẻ tạm trú, thị thực lao động và đảm bảo cung cấp dịch vụ công một cách nhất quán.
Doanh nghiệp cần phải được tạo điều kiện và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bằng cách cải thiện hạ tầng tài chính và các dịch vụ hỗ trợ, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra, tạo điều kiện tiết giảm chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thêm nữa.
Chính phủ cũng cần mở rộng đầu tư cho kết cấu hạ tầng nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, bao gồm giao thông vận tải, năng lượng và hạ tầng kỹ thuật số.
Chi phí thủ tục ở mức cao, bao gồm các loại thuế, thanh tra, chậm trễ trong việc cấp phép và các phê duyệt liên quan khác, tắc nghẽn hậu cần, thiếu minh bạch đang làm nản lòng doanh nghiệp, nhất là họ dường như không có quyền phản bác nào khác ngoài thông qua tòa án hoặc trọng tài.
Một điều mà khu vực tư nhân cũng đang gặp phải là sự không chắc chắn về mặt pháp lý và chính sách. Chính phủ cần đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được với sự minh bạch hoàn toàn và áp dụng nhất quán các luật, quy tắc và quy định.
Việc có được lực lượng sinh viên sẵn sàng làm việc ở mọi mức độ đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp trên mọi phương diện. Các chương trình giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động. Chúng ta cần có nhiều chương trình học tập liên tục và nâng cao kỹ năng hơn, không chỉ trong phạm vi các ngành nghề, mà còn để đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế năng động và thay đổi nhanh chóng.
Bằng cách giải quyết các vấn đề nêu trên và loại bỏ các nút thắt, khu vực tư nhân sẽ có thể đóng vai trò quan trọng và hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, phù hợp với các mục tiêu phát triển của đất nước.
Tóm lại, chúng ta đang ở vị thế thuận lợi để phát triển khu vực tư nhân trở thành động lực chính cho tăng trưởng trong tương lai. Mặc dù điều này có thể mất một khoảng thời gian với mức độ hỗ trợ phù hợp của Chính phủ, nhưng chúng ta vẫn có đủ các tiêu chí để hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

-
Khu vực tư nhân - động lực cho phát triển kinh tế -
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan -
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc) -
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ -
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu -
PVFCCo - Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác phân phối phân bón sinh học
-
Manufacturing Binh Duong 2025: Cơ hội kết nối, đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.