
-
PVFCCo-Phú Mỹ quyết tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ Công ty Cấp nước Hải Phòng: Năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 125,7 tỷ đồng
-
Nhà máy sản xuất ray đường sắt của Hoà Phát đặt tại Dung Quất 2
-
Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động ứng phó với biến động thị trường
-
Hà Nội tăng cường quản lý hộ, cá nhân kinh doanh gắn với chuyển đổi số -
Coteccons được vinh danh Top 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng thực phẩm và đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ cần kiểm tra mã số kinh doanh có còn hợp lệ hay không. |
Ông Đào Trần Nhân, Tham tán Công sứ Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, theo quy định của Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA), cứ hai năm một lần, nghĩa là vào các năm chẵn, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất hàng thực phẩm và đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại nước này với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp mã số kinh doanh hợp lệ mới. Tất cả các công việc này đều cần phải hoàn tất trước khi xuất hàng.
Tuy nhiên, theo thống kê gần đây của FDA, trước thời gian cho phép đăng ký lại, Việt Nam có tổng cộng 1.485 cơ sở sản xuất được FDA cấp mã số kinh doanh hợp lệ nhưng con số này hiện giảm xuống chỉ còn 806.
Như vậy, có tới 679 cơ sở sản xuất tại Việt Nam đã bị hủy mã số kinh doanh do không tiến hành đăng ký lại hoặc có tiến hành đăng ký lại với FDA, nhưng không đúng thủ tục hiện hành.
Kể từ năm 2017, FDA đã thay đổi phương pháp thẩm tra để cấp mã số kinh doanh mới và quy định thêm: Sau khi được các cơ sở sản xuất chỉ định và đăng ký với FDA, bắt buộc phải có thư hoặc văn bản gửi cho FDA xác nhận đồng ý làm Người đại diện tại Hoa Kỳ cho cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Nếu FDA không nhận được thư hoặc văn bản này thì việc đăng ký lại coi như chưa hoàn tất và mã số kinh doanh sẽ bị hủy.
Các cơ sở sản xuất tại Việt Nam do không biết mã số kinh doanh với FDA đã bị hủy và không còn giá trị vẫn cứ xuất hàng vào Hoa Kỳ sẽ bị từ chối không cho giao hàng hoặc tàu chở hàng bị từ chối không cho cập cảng.
Hơn nữa, việc không có mã số kinh doanh hợp lệ của FDA mà vẫn cứ tiến hành giao hàng sẽ cấu thành tội “bị cấm nhưng vẫn làm” và có thể bị xử lý hình sự hoặc bị phạt rất nặng theo Đạo luật về Thực phẩm, Thuốc và Mỹ phẩm của nước này.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2016 đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 22% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, tăng 15% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ lượng hàng hóa trị giá 8,7 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong năm qua có 8 mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thu về trên 1 tỷ USD. Trong đó đứng đầu là dệt, may đem về 11,5 tỷ USD tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mặt hàng chiếm tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

-
Tập đoàn Stavian và Thantawan Industry hợp tác phát triển nhà máy bao bì kim loại công nghệ cao
-
PVFCCo-Phú Mỹ quyết tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng
-
Trao thêm quyền chủ động cho doanh nghiệp nhà nước
-
ĐHĐCĐ Công ty Cấp nước Hải Phòng: Năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 125,7 tỷ đồng
-
Nhà máy sản xuất ray đường sắt của Hoà Phát đặt tại Dung Quất 2 -
Rất nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tư nhân tại Việt Nam -
Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động ứng phó với biến động thị trường -
Hà Nội tăng cường quản lý hộ, cá nhân kinh doanh gắn với chuyển đổi số -
Đề xuất hình sự hóa tội phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp -
Coteccons được vinh danh Top 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM -
Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép