-
Khai thác dầu khí có những biến động mới -
Quảng Nam: Giải quyết dứt điểm vướng mắc tái định cư cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Hé lộ nhà thầu đầu tiên xin chỉ định thầu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II
Thưa ông, những năm qua, tình hình huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở khu vực Tây Bắc ra sao?
Nguồn vốn huy động tại khu vực Tây Bắc trong 3 năm gần đây có mức tăng trưởng trung bình khoảng 29%/năm. Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn 12 tỉnh Tây Bắc đạt 76.210 tỷ đồng, tăng khoảng 38% so với 31/12/2011 (mức tăng cao hơn mức trung bình của cả nước). Tuy nhiên, nguồn vốn huy động trên địa bàn chỉ chiếm khoảng 2,4% tổng vốn huy động của cả nước và nguồn huy động tại chỗ mới chỉ đáp ứng được 69% dư nợ cho vay trên địa bàn.
Tăng trưởng tín dụng bình quân của khu vực Tây Bắc trong 3 năm qua đạt trên 24%/năm. Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 đạt 110.052 tỷ đồng, tăng 16,3% so với 31/12/2011.
Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của tín dụng ngân hàng với phát triển kinh tế, xã hội của Tây Bắc?
Hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc. Nguồn vốn tín dụng đã tham gia vào các dự án lớn, trọng điểm trong khu vực, tạo bước đột phá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong khu vực. Vốn dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã giúp cho các địa phương phát huy được tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông, lâm nghiệp và thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó còn có các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 18 chương trình) và chương trình cho vay ưu đãi lãi suất dành cho huyện nghèo của các ngân hàng.
Trong 5 năm qua, hệ thống ngân hàng cũng đã đóng góp cho công tác an sinh xã hội các tỉnh Tây Bắc lên tới 1.349 tỷ đồng.
Tuy tín dụng tại khu vực Tây Bắc tăng trưởng mạnh, song khu vực này vẫn luôn trong tình trạng khát vốn đầu tư. Theo ông, để các nhà đầu tư dám đổ vốn đầu tư vào Tây Bắc, cần có những yếu tố nào?
Để khai thác hết tiềm năng và lợi thế của khu vực Tây Bắc, các địa phương phải quán triệt và nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010”.
Theo đó, thứ nhất, các tỉnh phải tập trung đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng.
Thứ hai, xây dựng quy hoạch tổng thể vùng trong mối liên kết với quy hoạch từng địa phương.
Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, truyền thông các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và của cả vùng để giới thiệu với các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. Hội nghị Xúc tiến đầu tư và An sinh xã hội khu vực Tây Bắc lần này là cơ hội để các địa phương trong vùng giới thiệu và quảng bá hình ảnh của mình để thu hút các nhà đầu tư.
Thứ tư, tăng cường hơn nữa liên kết vùng để hiệu quả đầu tư cao và bền vững.
Thứ năm, cần quan tâm hơn nữa tới công tác phát triển nguồn nhân lực của các địa phương.
Ngoại trừ các ngân hàng quốc doanh, dường như các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn chưa mặn mà rót vốn về Tây Bắc, tại sao vậy, thưa ông?
Ngài hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại Nhà nước còn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của ngành. Trong thời gian qua, các ngân hàng này đã thực hiện tốt việc mở rộng mạng lưới và đẩy mạnh cho vay phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) thường có quy mô nhỏ hơn và vốn do đóng góp của cổ đông. Theo quy định, số lượng các chi nhánh được mở phụ thuộc vào quy mô vốn của ngân hàng. Vì thế, số lượng các chi nhánh của các ngân hàng TMCP ít hơn và thường tập trung ở các địa bàn có kinh tế hàng hóa phát triển, các khu đô thị.
Chúng tôi khuyến khích các ngân hàng TMCP tích cực phát triển mạng lưới, thành lập các chi nhánh tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có Tây Bắc.
Vậy định hướng đầu tư tín dụng cho khu vực Tây Bắc thời gian tới sẽ như thế nào, thưa Phó thống đốc?
Thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào Tây Bắc, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của khu vực, như nông lâm nghiệp, du lịch, khoáng sản, thủy điện. Tiếp tục đầu tư vào các dự án trọng điểm, các dự án lớn của vùng để tạo sự lan tỏa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
Tiếp tục ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh và chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường cho vay đối với người nghèo và đối tượng xã hội nhằm xóa đói, giảm nghèo. Kết hợp lồng ghép tín dụng chính sách với các chương trình bảo đảm an sinh xã hội khác để tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong chính sách.
Thùy Liên
-
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II -
Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm Fintech -
Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng -
Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng -
Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green