-
Khu kinh tế Nhơn Hội có 3 khu đất đấu giá chọn nhà đầu tư trong năm 2025 -
Khai thác dầu khí có những biến động mới -
Quảng Nam: Giải quyết dứt điểm vướng mắc tái định cư cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Hé lộ nhà thầu đầu tiên xin chỉ định thầu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Nước rút thẩm định Dự án đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
Cơ duyên nào đưa ông đến với Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả?
Tôi sinh ra và lớn lên tại Phú Yên, một địa phương giàu truyền thống cách mạng, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh. Nhưng các yếu tố này lại chưa mang đến sự trù phú cho người dân Phú Yên, khi vùng đất này nằm kẹt giữa hai ngọn đèo lớn là Cù Mông và đèo Cả, đi lại khó khăn, nguy hiểm, nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra...
Trong thâm tâm, tôi luôn ước nguyện làm điều gì đó cho quê hương mình và Dự án Hầm đường bộ qua đèo cả ít thỏa nguyện niềm mong ước. Tôi kỳ vọng, khi hoàn thành, Hầm đường bộ qua đèo Cả sẽ kích hoạt tiềm năng kinh tế và xã hội cho không chỉ Phú Yên, mà còn cho cả khu vực miền Trung.
Đây là một trong những lý do khiến tôi cảm thấy hạnh phúc và tâm huyết với Dự án.
Xin ông giới thiệu đôi nét về dự án này?
Dự án có chiều dài toàn tuyến 13,4 km, trong đó hầm đèo Cả dài 3,9 km, hầm Cổ Mã dài 500 m và đường dẫn cầu dài 9 km.
Điểm khởi đầu tại Km 1353+500 Quốc lộ 1A thuộc thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và điểm cuối tại Km 1374+525 Quốc lộ 1A thuộc thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Hầm đường bộ qua đèo Cả được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-1997 với tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Dự kiến đến năm 2016, công trình sẽ được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Thời gian khai thác để hoàn vốn là 28 năm, từ năm 2016 đến 2044.
Dự án đầu tư xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Cả được phê duyệt đầu năm 2012, với tổng vốn đầu tư 15.603 tỷ đồng do Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư. Trong đó, kinh phí xây dựng hầm đèo Cả (được quyết định thực hiện theo hình thức BOT) là 10.555 tỷ đồng. Kinh phí xây dựng hầm Cổ Mã, đường dẫn và cầu trên tuyến (thực hiện theo hình thức BT) là 4.509 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư 539 tỷ đồng được sử dụng từ phần vốn ngân sách nhà nước.
Dự án sẽ có sự kết hợp giữa hai hình thức đầu tư là BOT và BT, vậy vai trò của chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả sẽ như thế nào, thưa ông?
Với vai trò là chủ đầu tư Dự án, chúng tôi sẽ huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện phần dự án theo hình thức BOT. Phương án thu hồi vốn thông qua việc thu phí phương tiện qua hầm cũng đã được chấp thuận.
Đối với phần dự án thực hiện theo hình thức BT, chủ đầu tư cũng sẽ chủ động huy động từ nguồn vốn vay để thực hiện. Phần vốn này sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả theo phương thức trả chậm.
Hình thức BOT và BT mà Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả đang áp dụng có thể coi là điển hình cho sự kết hợp giữa khu vực tư nhân và Nhà nước trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Hình thức này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, trong đó doanh nghiệp tư nhân làm nòng cốt, có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Với những động thái thuận lợi trong triển khai Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả, đây có thể xem là hình thức tối ưu, phù hợp nhất trong tình hình hiện nay. Chúng tôi cũng nhận được nhiều sự ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân. Tôi tin rằng, các động thái này chính là bước đệm cho sự thành công của Dự án trong tương lai.
Với tổng vốn đầu tư lên tới 15.603 tỷ đồng, việc thu xếp nguồn vốn cho Dự án trong bối cảnh kinh tế khó khăn chắc không dễ dàng?
Như tôi đã nói, Dự án đang nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, đến thời điểm này, có thể nói việc thu xếp nguồn vốn đầu tư Dự án đã cơ bản hoàn thành.
Ngân hàng Credit Agricole Corporate & Investiment Bank (CA-CIB) và Societe Generale (SG) đã ký tài trợ vốn cho toàn bộ hai phần BT và BOT của Dự án, với tổng giá trị 800 triệu USD.
VietinBank đã tài trợ toàn bộ hợp phần BT của Dự án trị giá hơn 4.000 tỷ đồng. Trước đó, VietinBank đã tài trợ tín dụng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư trị giá 214 tỷ đồng, nhằm đảm bảo cho Dự án triển khai đúng tiến độ và sớm ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực Dự án.
Sơn Thắng
-
Thông xe tạm 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II -
Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm Fintech -
Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng -
Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Đà Nẵng: Dự án Cảng Liên Chiểu đã hoàn thành hơn 74% khối lượng -
Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green