Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
KIDO: Tăng vốn, mạnh tay vay nợ, muốn mua 100% vốn TAC và VOC
H.T - 20/03/2022 10:52
 
Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán KDC) vừa công bố báo cáo tài chính và kiểm toán và tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Chia cổ tức 16%, mục tiêu lợi nhuận tăng 31%

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 (dự kiến diễn ra ngày 23/3/2022), KIDO sẽ trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2021. Cụ thể, KIDO trình cổ đông phương chia cổ tức 6% bằng tiền mặt và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10%  để tăng vốn thêm 251 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2021, lợi nhuận chưa phân phối của công ty là 1.790 tỷ đồng.

Đồng thời, công ty cũng dự kiến phát hành cổ phiếu ESOP để tăng vốn thêm hơn 100 tỷ đồng. Sau khi thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành esop, vốn điêu lệ sẽ tăng từ 2.797 tỷ đồng lên 3.149 tỷ đồng. 

Năm 2022, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng, tăng lần lượt tăng 33,4% và 31% so với năm 2021, chia cổ tức 6% bằng tiền mặt.

Trong năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt 10.497 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 688 tỷ đồng, tăng 65,3%. Mặc dù tăng mạnh nhưng doanh thu và lợi nhuận KIDO năm 2021 chỉ hoàn thành 91% và 85% so với kế hoạch đề ra.

Theo giải trình của lãnh đạo công ty, doanh thu thuần năm 2021 tăng là do Tập đoàn tiếp tục chiến lược tăng cường các hoạt động bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa trên thị tường, kết hợp với tung ra thị tường sản phẩm mới giúp hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh.

Từ quý IV/2021, TP.HCM được gỡ bỏ giãn cách xã hội nên sức mua tăng trở lại, nhất là nhóm ngành thiết yếu. Thêm vào đó, Tập đoàn tung ra thị trường sản phẩm nước giải khát tươi Oh Fresh (liên doanh giữa Vinamilk và KIDO), sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu KIDO’s Bakery (đánh dấu sự trở lại của KIDO sau 6 năm vắng bóng trên thị trường bánh kẹo) và việc mở hàng loạt cửa hàng Offline trực thuộc chuỗi F&B Chuk Chuk tại khu vực TP.HCM trong giai đoạn cao điểm cuối năm… đã tạo tiền đề cho kết quả hoạt động kinh doanh vào 3 tháng cuối năm 2021 của Tập đoàn tăng trưởng.

Ngay cả trong giai đoạn giãn cách, công ty cũng có sự linh hoạt thay đổi cách thức bán hàn phù hợp để tăng khả năng tiêu thụ. Theo đó, trong khi doanh thu tăng thì chi phí bán hàng năm 2021 chỉ tăng 15%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, công ty xác định mảng sản phẩm thế mạnh vẫn là dầu ăn. Bên cạnh đó,  mảng bơ thực vật cũng sẽ được đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và đưa ra thị trường các dòng sản phẩm bơ thực vật và bơ hạt các loại. Đối với ngành kem tiếp tục mở rộng thị phần trong ngành hàng, gia tăng khoảng cách với đối thủ trên thị trường này.

Đối với chuỗi F&B Chuk Chuk sẽ tiếp tục tìm kiếm những vị trí phù hợp tại TP.HCM và các tỉnh/ thành phố để phát triển, song hành cùng các đối tác để mở rộng đúng như kế hoạch đã đề ra. ngoài ra, Tập đoàn sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác tiềm năng để từng bước đưa Chuk Chuk vươn ra thế giới, trước mắt là thị trường châu Á.

Đối với mảng bánh kẹo, KIDO cho ra mắt các sản phẩm mới theo trend, với 3 mũi nhọn: Bánh tươi, bánh Tây, Bánh quà biếu phục vụ lễ hội, từng bước đưa mảng bánh kẹo của KIDO vươn ra thế giới cùng với thương hiệu Chuk Chuk cũng như các sản phẩm thiết yếu khác.

Dòng tiền kinh doanh âm, lên kế hoạch sở hữu 100% vốn TAC và VOC

Tại ĐHĐCĐ tuần tới, KIDO sẽ trình cổ đông thông qua giao dịch mua cổ phiếu Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) và Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOC) để nâng tỷ lệ sở hữu tại hai công ty con này lên 100% mà không phải chào mua công khai.

Tại thời điểm 3112/2021, KIDO đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp 85,07% vốn TAC và 87,29% cổ phần VOC. Việc mua thêm là để phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh thay đổi, phục vụ cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, song năm 2021, dòng tiền kinh doanh của công ty lại âm tới gần 21 tỷ đồng (năm trước dương 97 tỷ đồng), nguyên nhân là hàng tồn kho tăng gấp đôi lên 2.500 tỷ đồng, trong khi các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng.

Thiếu hụt dòng tiền khiến công ty phải đẩy mạnh vay nợ. Tại thời điểm 31/12/2021, nợ phải trả của công ty tăng mạnh lên 7.178 tỷ đồng, tăng 54%, chủ yếu là 75% là nợ ngắn hạn. Riêng nợ vay của công ty tăng 76,5% lên gần 4.500 tỷ đồng.

Kido kỳ vọng đưa Chuk Chuk vượt tên tuổi trà sữa đình đám của Trung Quốc
Mặc dù “nóng ruột” tìm mọi cách để đạt được 1.000 cửa hàng trong thời gian tới, nhưng có nhiều điều Chuk Chuk phải làm nếu muốn vượt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư