-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn
Vocarimex vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2020 bằng tiền sẽ là 17/12/2021, theo tỷ lệ 12%/cp (tương đương với 1 cổ phiếu đang sở hữu, cổ đông được nhận 1.200 đồng).
Với 121,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty này dự tính thanh toán gần 146,2 tỷ đồng vào ngày 28/12/2021 để hoàn tất đợt chia cổ tức năm 2020.
Trong đó, KIDO sẽ là cổ đông nhận phần lớn cổ tức đợt này của Vocarimex (với gần 127,6 tỷ đồng).
Đầu tháng 11/2021, KIDO hoàn tất mua trọn lô hơn 44,2 triệu cổ phiếu của VOC của Vocarimex và nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 87,29% (tương ứng 106.329.900 cp) sau 4 năm duy trì tỷ lệ nắm giữ 51%.
Theo kế hoạch năm nay, Vocarimex được kỳ vọng đạt doanh thu thuần 1.280 tỷ đồng và lãi trước thuế 57 tỷ đồng; cổ tức bằng tiền mặt tương đương năm 2020 (với 12%).
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu VOC tăng gần 60%, từ vùng 22.800 đồng lên 36.400 đồng tính đến chiều 7/12 (Nguồn: TV) |
Vocarimex được thành lập từ năm 1976 và hiện có 4 công ty liên kết, với ngành chính là kinh doanh dầu mỡ động thực vật, tinh dầu, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, nguyên liệu, dầu thực vật…
Quý III/2021, Tổng công ty báo lãi sau thuế âm 1,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 72,6 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty lý giải, lãi ròng giảm mạnh do biên lợi nhuận gộp giảm, doanh thu tài chính giảm (do không có thu nhập từ cổ tức đặc biệt của Dầu Thực vật Tường An). Biên lợi nhuận gộp quý III năm nay giảm 51,1% so với cùng kỳ.
Về KIDO, luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, công ty báo lãi sau thuế xấp xỉ 487,7 tỷ đồng, tăng hơn 233,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tập đoàn đặt tham vọng giữ vị trí số 1 trong ngành thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam bắt tay hợp tác với Sơn Kim Group cho 3 mục tiêu: đầu tư phát triển mảng bán lẻ; sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu và xuất khẩu thực phẩm và xem xét hợp tác phát triển các dự án bất động sản.
Trước hết, các sản phẩm thuộc chuỗi Chuk Chuk sẽ được phân phối tại hệ thống cửa hàng GS25 và cả hai doanh nghiệp này kỳ vọng đưa thương hiệu Chuk Chuk “xuất ngoại” trong giai đoạn 2023- 2026.
Theo công bố của KIDO, họ đang dẫn đầu thị trường kem với 43,4% thị phần (trong đó thương hiệu Merino chiếm 24,8% và thương hiệu Celano chiếm 17,4% thị phần) và đứng thứ 2 ngành dầu tại Việt Nam với các thương hiệu Tường An, CookingOil, Marvela,...
-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo