
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
KIDO vừa đăng ký tham gia chào mua cạnh tranh 44.211.900 cổ phần Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, UPCoM: VOC) của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) qua phiên đấu giá vào ngày 8/11 tới.
Phiên đấu giá này sẽ diễn ra tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Trước đó, vào giữa tháng 10/2021, SCIC công bố phương án thoái 36% vốn, tương đương 44,2 triệu cổ phần Vocarimex trong tháng 11/2021, theo phương thức bán đấu giá công khai cả lô, với giá khởi điểm là 28.400 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, khi đăng ký mua, nhà đầu tư mà trong trường hợp này KIDO sẽ phải chi tối thiểu 1.255 tỷ đồng.
![]() |
Dây chuyền sản xuất dầu ăn của Dầu thực vật Tường An- 1 trong 7 công ty con của KIDO (Ảnh: DNCC). |
4 năm trước, KIDO nâng tỷ lệ sở hữu từ 24% lên 51% tại Vocarimex thông qua hình thức chào mua công khai.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Vocarimex có trụ sở chính tại quận 1, TP.HCM với vốn điều lệ 1,218 tỷ đồng. Ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Xuân Liễu là Tổng giám đốc công ty.
Vocarimex được thành lập từ năm 1976 và hiện có 4 công ty liên kết, với ngành chính là kinh doanh dầu mỡ động thực vật, tinh dầu, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, nguyên liệu, dầu thực vật…
Nửa đầu năm 2021, Vocarimex báo lãi sau thuế 117,2 tỷ đồng, tương đương giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng công ty này đặt đặt kế hoạch doanh thu 1,280 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 57 tỷ đồng trong năm nay.
Về KIDO, luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, công ty báo lãi sau thuế xấp xỉ 487,7 tỷ đồng; tăng hơn 233,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nợ phải trả tính đến cuối tháng 9 của công ty ở mức hơn 5,720 tỷ đồng, tăng hơn 1,000 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2020; trong đó, nợ dài hạn là 1,787 tỷ đồng, tăng 943 tỷ đồng.
KIDO có 7 công ty con với tỷ lệ sở hữu từ 51% đến 100% vốn gồm Vocarimex, Dầu thực vật Tường An, Thực phẩm Đông lạnh Kido, Kido- Nhà Bè, Thực phẩm Kido, Đầu tư thương mại TTV và Công ty TNHH Thương mại và Dịch Kido.
Ngoài ra, Tập đoàn này còn có 5 công liên doanh, liên kết đồng kiểm soát gồm Dầu thực vật Cái Lân, Mỹ phẩm LG Vina, Vibev, Đầu tư Lavenue và công ty Chế biến thực phẩm Dabaco với tỷ lệ sở hữu từ 24% đến 50%.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower