Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kiểm soát nội bộ là phương tiện sống còn của DN
TS. Quang Tùng Minh - 26/06/2014 10:15
 
Từ năm 2012, Viện FMIT đã chính thức hợp tác với Viện Kiểm soát nội bộ ICI và trở thành đối tác độc quyền triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế COSO.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ba tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro ngân hàng
Tham dự hội thảo, nhận học bổng toàn phần tại FMIT
KPMG tư vấn quản trị rủi ro cho Ngân hàng OCB
Sao Vàng đất Việt 2013 tôn vinh năng lực quản trị

Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suy thoái và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) nhằm giúp tổ chức hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại, và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Tuy nhiên, khi đề cập đến hệ thống KSNB, mỗi tổ chức lại hiểu khác nhau; việc triển khai hệ thống KSNB trong các tổ chức cũng theo những cách thức khác nhau và thường theo kinh nghiệm tích lũy được.

Tại sao phải xây dựng hệ thống KSNB?

Trong bất kỳ tổ chức nào, dưới góc nhìn của nhà quản lý, cũng cần có hai hệ thống chạy song song. Thứ nhất đó là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình thủ tục, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức.

Tuy nhiên, bất kỳ công việc nào, quy trình nào thực hiện ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố, hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc đó và tùy theo mức độ, gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản tổ chức.

Tạo đàm "Quản trị rủi ro & Xây dựng hệ thống KSNB" do FMIT tổ chức

Nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai – kiểm soát nội bộ, được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, tinh thần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan và trở thành phương tiện sống còn trong hoạt động của mọi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố, và hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Thực tế triển khai hệ thống KSNB hiện nay

Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống KSNB như đã nêu trên là vô cùng bức bách và tối quan trọng cho mọi tổ chức. Tuy nhiên, hệ thống KSNB bao gồm những thành phần gì, phương pháp xây dựng ra sao, phương pháp nào để đánh giá tính khả thi của hệ thống KSNB, phương pháp nào để cải tiến hệ thống KSNB,v.v… vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều tổ chức.

Một số tổ chức mơ hồ về hệ thống kiểm soát nội bộ. nhầm lẫn về mặt chức năng giữa KSNB và kiểm toán nội bộ. Một số khác mơ hồ về phương pháp tiến hành xây dựng hệ thống KSNB, không hiểu rõ sự tương quan của hệ thống KSNB và hệ thống phòng ban chức năng và quy trình hoạt động của tổ chức., v.v.

Tất cả các vấn đề trên cần phải được giải quyết thông qua việc hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về hệ thống KSNB, các thành phần, phương pháp xây dựng, phương pháp đánh giá và cải tiến,… một cách bài bản và hệ thống.

Sự cần thiết của một phương pháp xây dựng hệ thống KSNB chuẩn quốc tế

Năm 1992, tại Hoa Kỳ, COSO đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức; chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes – Oxley quy định triển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới. COSO đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Trên nền tảng chuẩn quốc tế COSO, Học Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI ra đời tại Hoa Kỳ và chi tiết các công cụ, phương pháp nhằm hoàn chỉnh hệ thống KSNB. Năm 2012, Viện FMIT đã chính thức hợp tác với Viện KSNB ICI và trở thành đối tác độc quyền triển khai hệ thống KSNB tại Việt Nam.

Đến nay, Viện FMIT đã chuyển giao thành công hệ thống kiểm soát nội bộ cho nhiều công ty, tập đoàn tại Việt Nam điển hình như: Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Ngân hàng quốc tế VIB, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Kiến Long, Ngân hàng SCB,  Ajinomoto, Tổng công ty điện lực TP. HCM , VNPT, Viettel, Vinamilk, Dược Hậu Giang, Xây dựng Unicons, Tổng Công ty Xây dựng số 1, Công ty Cổ phần Phong Phú, Liksin, Dược Domesco,…

Qua thực tế tham gia khóa học kiểm soát nội bộ tại FMIT, các doanh nghiệp đã nắm bắt đầy đủ hơn các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, cách thức đánh giá và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng tại các tập đoàn thành công trên thế giới. Việc triển khai thực hiện theo chuẩn mực sẽ tạo nhiều khác biệt với phương pháp triển khai theo kinh nghiệm, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn về chi phí, hạn chế các sai lầm phổ biến, tăng hiệu quả và tính khả thi khi triển khai trong thực tế.

Thông tin khóa học: KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHUẨN QUỐC TẾ COSO®

• Lịch khai giảng: TP.HCM ngày 22/7/2014 - Hà Nội: ngày 15/9/2014

• Ưu đãi: ưu đãi 5% học phí khi đăng ký trước 1 tuần Hội thảo:

Quản lý rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế COSO

• Thời gian: 8:30 – 11:00, thứ sáu, ngày 25/07/2014

• Địa điểm: 126 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 6, Q. 3, Tp. HCM

• Chi phí: miễn phí tham dự hội thảo

Thông tin liên hệ VIỆN FMIT: 126 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 6, Q. 3, Tp. HCM ĐT: (08) 3930 1724 - (08) 3930 1725 - (08) 3930 1726 Hotline: 0988 54 00 11 Website: www.fmit.vn | Email: [email protected]

Kinh nghiệm dễ dẫn đến Kinh nghiệm dễ dẫn đến "vết xe đổ"

Tốc độ thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại khiến kinh nghiệm của những người quản lý tầm trung có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến những quyết định sai lầm cho công việc ngày mai.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư