Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 21.712 tỷ đồng liên quan đến quản lý, sử dụng vốn ODA
Xuân Dũng (Vietnam+) - 13/02/2019 09:00
 
Qua kiểm toán tổng hợp tại các bộ, ngành và 26 cuộc kiểm toán liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn ODA, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 21.712 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đây là kết quả vừa được Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành nêu ra trong buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình và Kiểm toán Nhà nước ngày 12/2.

Sai sót lớn tại các tuyến đường sắt đô thị

Theo Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành, năm 2018, qua kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn ODA, cơ quan chức năng đã phát hiện ra việc việc giao kế hoạch vốn ODA chưa sát thực tế, chưa theo thứ tự ưu tiên, không đúng quy định.

Ông Thành cho hay, có một số dự án được đề xuất chưa thực sự cần thiết dẫn đến chậm triển khai hoặc không thực hiện được những nội dung chính, phải rà soát, điều chỉnh nguồn vốn. Có tình trạng, các bộ, ngành, địa phương sử dụng vốn vay ODA để chi thường xuyên chưa phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra, tại một số dự án, công tác thẩm định, phê duyệt dự án thiếu chặt chẽ, quá trình thực hiện phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư khá phổ biến.

Đáng chú ý, theo ông Thành, có một số dự án có sai sót lớn như: Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông kiến nghị xử lý tài chính 2.814 tỷ đồng, bằng 23,6% giá trị được kiểm toán.

Hay, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên kiến nghị xử lý tài chính 2.898 tỷ đồng, bằng 11,4% giá trị được kiểm toán.

Ở hướng khác, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành cũng cho biết, năm 2018, đơn vị này đã thực hiện kiểm toán 5 dự án BT, 8 dự án BOT và kiến nghị xử lý tài chính 3.997 tỷ đồng. Đáng nói theo ông là có dự án sai phạm 27% tổng mức đầu tư dự án.

Đối chiếu hàng ngàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Riêng với kiểm toán công tác quản lý thu, chống thất thu thuế, lãnh đạo ngành kiểm toán cho biết, năm 2018, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị truy thu về cho ngân sách Nhà nước 20.518 tỷ đồng.

Đáng chú ý, qua đối chiếu thuế 2.875 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2018, cơ quan kiểm toán đã xác định nộp ngân sách tăng thêm 1.684 tỷ đồng. Quá trình kiểm toán công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2017 cũng kiến nghị xử lý tài chính 1.434 tỷ đồng.

Bên cạnh việc kiến nghị truy thu hàng chục nghìn tỷ đồng, ông Thành khẳng định, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị với các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm bịt lỗ hổng.

Ông Thành đơn cử hành vi chuyển giá đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra và kiến nghị với các cơ quan chức năng sớm điều chỉnh quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt chặt chẽ hơn. Trường hợp được nhắc tới là Tổng công ty Sabeco.

"Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách đảm bảo cho việc hoàn thuế giá trị gia tăng được chặt chẽ, minh bạch, không để cho người nộp thuế lợi dụng kẽ hở để chiếm dụng tiền ngân sách," Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành cho biết.

Nói về kết quả của Kiểm toán Nhà nước năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, chất lượng, hiệu quả kiểm toán đang không ngừng được nâng lên.

Theo Phó Thủ tướng, năm 2018, Kiểm toán Nhà nước có kết quả xử lý tài chính là 89.600 tỷ đồng trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách là 44.466 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính đã được phần lớn các đơn vị chấp hành nghiêm túc (năm 2018 là 73,1%).

Phó Thủ tướng bày tỏ, kết quả kiểm toán đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, phòng, ngừa tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Với năm 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian kiểm toán và nâng tầm các kết luận.

Riêng với kiểm toán công tác quản lý thu, chống thất thu thuế, lãnh đạo ngành kiểm toán cho biết, năm 2018, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị truy thu về cho ngân sách Nhà nước 20.518 tỷ đồng.

Đáng chú ý, qua đối chiếu thuế 2.875 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2018, cơ quan kiểm toán đã xác định nộp ngân sách tăng thêm 1.684 tỷ đồng. Quá trình kiểm toán công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2017 cũng kiến nghị xử lý tài chính 1.434 tỷ đồng.

Bên cạnh việc kiến nghị truy thu hàng chục nghìn tỷ đồng, ông Thành khẳng định, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị với các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm bịt lỗ hổng.

Ông Thành đơn cử hành vi chuyển giá đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra và kiến nghị với các cơ quan chức năng sớm điều chỉnh quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt chặt chẽ hơn. Trường hợp được nhắc tới là Tổng công ty Sabeco.

"Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách đảm bảo cho việc hoàn thuế giá trị gia tăng được chặt chẽ, minh bạch, không để cho người nộp thuế lợi dụng kẽ hở để chiếm dụng tiền ngân sách," Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành cho biết.

Nói về kết quả của Kiểm toán Nhà nước năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, chất lượng, hiệu quả kiểm toán đang không ngừng được nâng lên.

Theo Phó Thủ tướng, năm 2018, Kiểm toán Nhà nước có kết quả xử lý tài chính là 89.600 tỷ đồng trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách là 44.466 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính đã được phần lớn các đơn vị chấp hành nghiêm túc (năm 2018 là 73,1%).

Phó Thủ tướng bày tỏ, kết quả kiểm toán đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, phòng, ngừa tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Với năm 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian kiểm toán và nâng tầm các kết luận.

Kiểm soát chi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư