-
Viettel cán đích doanh thu 190.000 tỷ đồng, cao nhất ngành viễn thông -
Hai tuyến cáp quang biển qua Việt Nam đang cùng gặp sự cố -
Galaxy Z Flip FE: Điện thoại gập giá rẻ của Samsung dự kiến ra mắt năm 2025 -
"Cơn mưa" bằng khen cuối năm 2024 dành cho Viettel Global -
Doanh thu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt hơn 151 tỷ USD -
Xác thực sinh trắc học tiếp tục “nóng” trong năm 2025
Trước đó, ngày 31/03, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định số 611/QĐ-BTTTT về việc kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định, SIM sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp viễn thông di động.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ kiểm tra 7 doanh nghiệp viễn thông di động trong tháng 04/2022 bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Mạng Viettel); Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam (MạngVinaphone); Tổng công ty Viễn thông MobiFone; Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile; Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn cầu (Gmobile); Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom; Công ty cổ phần Mobicast.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long chủ trì Hội nghị. |
Đợt thanh tra được triển khai trong tháng 4/2022 với thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Công bố quyết định kiểm tra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Công an, Bộ Công thương cùng phối hợp chỉ đạo đợt thanh tra
Mục đích của đợt thanh tra là kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý thuê bao di động để hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật, phát huy những mặt mạnh, ưu điểm; qua đó chấn chỉnh, uốn nắn, xử lý những sai sót, khuyết điểm của doanh nghiệp viễn thông từ đó đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đồng thời phát hiện và đề xuất với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi những quy định về quản lý thuê bao di động không còn phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển.
Nội dung thanh tra bao gồm: Kiểm tra Sim có thông tin thuê bao không đúng quy định; kiểm tra sim có thông tin thuê bao đã thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại nhiều đại lý, địa bàn khác nhau và kiểm tra đối với các Sim thuê bao thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thuê bao sử dụng quảng cáo, phát tán tin nhắn rác.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ghi nhận sự cố gắng của các doanh nghiệp viễn thông trong việc giảm thiểu tình trạng sim rác, sim sử dụng thông tin thuê bao không đúng quy định. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng lợi dụng sơ hở của thông tin thuê bao, lừa đảo vi phạm pháp luật vẫn là vấn đề nhức nhối gây nên nhiều hậu quả khôn lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, gia đình và xã hội.
Tại Hội nghị, ông Long đề nghị các doanh nghiệp viễn thông phối hợp tốt với đoàn thanh tra, chuẩn bị và cung cấp đầy đủ tài liệu, kĩ thuật cho quá trình thanh tra, đồng thời phối hợp với đoàn xử lý triệt để khi phát hiện sai phạm. Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 49/2017/NĐ-CP và triển khai các biện pháp theo thẩm quyền của doanh nghiệp để ngăn chặn tình trạng sim rác.
“Thông qua đợt thanh tra này, Bộ mong muốn các doanh nghiệp viễn thông nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc quản lý thông tin thuê bao di động, kiểm soát hiệu quả việc đăng ký thông tin thuê bao để đồng hành cùng Bộ xử lý tận gốc mọi vấn đề tồn tại gây hệ lụy cho xã hội. Đoàn kiểm tra sẽ kiên quyết xử lý những nhà mạng có sai phạm trong quản lý thuê bao trả trước. Bộ TT&TT sẽ không cho những nhà mạng có SIM đăng ký không chính xác được cung cấp các dịch vụ mới. Bên cạnh đó, người dân cũng phải có trách nhiệm với thông tin thuê bao của mình. Doanh nghiệp viễn thông phải để người dân có điều kiện kiểm tra và chủ động cập nhật thông tin thuê bao của mình”, Thứ trưởng nhận định.
Ông Bùi Hoàng Phương, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ đã thành lập các tổ thanh tra riêng biệt để làm việc với các doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra đề nghị các doanh nghiệp cung cấp thông tin tài liệu chính xác và chuẩn bị văn bản gốc để đối chiếu, đồng thời mời các đại lí, điểm cung cấp dịch vụ làm việc trực tiếp hoặc trực tuyến với đoàn trong trường hợp các đơn vị ở tỉnh xa. Trong quá trình làm việc, nếu có vướng mắc các doanh nghiệp có thể trao đổi lại với lãnh đạo đoàn hoặc thành viên đoàn để cùng xử lý, tháo gỡ.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện vẫn còn nhiều thuê bao di động trả trước nghi ngờ có thông tin không chính xác. Cụ thể, mạng Vietnamobile còn hơn 11.000 thuê bao, MobiFone còn hơn 10.000 thuê bao, Viettel còn khoảng 11.000 thuê bao, VNPT còn hơn 1.000 thuê bao. Có những đại lý đăng ký SIM số lượng lớn ở 5 địa phương khác nhau.
-
Hai tuyến cáp quang biển qua Việt Nam đang cùng gặp sự cố -
Galaxy Z Flip FE: Điện thoại gập giá rẻ của Samsung dự kiến ra mắt năm 2025 -
Thuê bao, doanh thu truyền hình OTT tăng vọt -
Huawei Mate XT Ultimate: Điện thoại gập ba bằng vàng 18K, giá hơn 2,5 tỷ đồng -
iPhone "giá rẻ" sẽ đổi tên thành iPhone 16E? -
"Cơn mưa" bằng khen cuối năm 2024 dành cho Viettel Global -
iPhone 17: Nâng cấp đột phá với màn hình tần số quét cao
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số