-
Tập đoàn Sun Group muốn đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 78,2 km -
Cần Thơ quyết tâm thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao -
Đồng Nai và Bình Dương tăng đầu tư cho logistics -
Nguyên nhân cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ chậm tiến độ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư: Doanh nghiệp muốn xem ngay mặt bằng và hồ sơ dự án -
Quảng Nam gỡ vướng cho dự án nghìn tỷ
Trước đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đã phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư Đại Dương (ở tỉnh Bình Định) thông qua hợp đồng với Công ty Papua của Indonesia về thỏa thuận hợp tác đánh bắt đầu tiên giữa Việt Nam và Indonesia.
Các đơn vị này đã đạt được thỏa thuận với Bộ Biển và Nghề cá Indonesia, trong đó năm 2013 sẽ có 40 tàu của Việt Nam sang đánh bắt tại vùng biển giáp ranh giữa hai nước Việt Nam và Indonesia.
Ông Lâm Hoàng Sa – Phó chủ tích UBND tỉnh Kiên Giang trao giấy phép cho các ngư dân Kiên Giang |
Theo đó, mỗi tàu cá này có công suất từ 500 CV/chiếc trở lên, với nghề lưới kéo đôi (càu đôi).
Với thời hạn 12 tháng, mỗi cặp càu đôi đóng tiền cho Indonesia là 90.000 USD/năm và được phép mang hải sản khai thác đưa về nước tiêu thụ nội địa.
Giấy phép cho 4 cặp càu đôi đợt này được cấp cho 2 ngư dân là ông Trương Văn Ngữ, Chủ tịch Hội nghề cá Thành phố Rạch Giá và ông Trần Hon ở phường An Hòa, thành phố Rạch Giá.
“Dự kiến mỗi chuyến biển đánh bắt trên ngư trường Indonesia kéo dài khoảng 30 ngày, với vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng cho một cặp tàu. Mọi công việc chuẩn bị cho chuyến “xuất ngoại” đầu tiên này đã hoàn tất và ngay trong ngày trao phép này, 8 tàu cá đồng loạt xuất bến sang ngư trường nước bạn”, ngư dân Trương Văn Ngữ phấn khởi nói.
Theo ông Trần Chí Viễn - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, đây là lần đầu tiên ngư dân Kiên Giang được Tổng cục Thủy sản Việt Nam cấp phép khai thác hợp pháp tại nước ngoài, mở ra bước đột phá mới trong hợp tác quốc tế về khai thác thủy sản. Trong đó, ngư trường Indonesia được đánh giá là một trong những ngư trường tiềm năng bậc nhất ở Đông Nam Á.
“Thông qua hợp tác khai thác thủy sản với các nước, ngư dân Việt Nam nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng sẽ có cơ hội tiếp cận với các công nghệ và kỹ thuật khai thác hiện đại, vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế, vừa bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản”, ông Viễn nói.
Tại buổi lễ trao giấy phép, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Lâm Hoàng Sa cho biết, từ nhiều năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành tổ chức nhiều chuyến khảo sát, đồng thời đặt mối quan hệ với một số địa phương có tiềm năng lớn về thủy sản của các nước láng giềng khu vực Đông Nam Á để hợp tác đánh bắt thủy sản ổn định lâu dài.
Đến nay, trên cơ sở thoả thuận giữa Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT Việt Nam với Bộ biển và nghề cá của Indonesia, hai bên đã hoàn tất các thủ tục và bắt tay hợp tác khai thác ngư trường.
Huy Thịnh
-
Nguyên nhân cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ chậm tiến độ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư: Doanh nghiệp muốn xem ngay mặt bằng và hồ sơ dự án -
Quảng Nam gỡ vướng cho dự án nghìn tỷ -
Chủ tịch UBND TP.HCM trăn trở khi Thành phố chưa thể đăng cai các sự kiện tầm cỡ -
Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi -
Cà Mau tận dụng lợi thế, phát huy hiệu quả các nguồn lực -
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm