
-
Tăng cường hợp tác và thúc đẩy thương mại Việt Nam - Mexico
-
Vẫn có khoảng trống trong quản lý lao động di cư quốc tế
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh việc nghiên cứu khai thác thí điểm cát ngoài khơi
-
Quan hệ hợp tác Việt Nam và Vương quốc Bỉ
-
Sở GTVT TP.HCM kiến nghị sớm khôi phục hoạt động Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-06V -
Đóng tạm thời Cảng hàng không Điện Biên từ 0h ngày 15/4/2023
![]() |
Các phương tiện thủy nội địa lưu thông trên sông Hồng đoạn qua TP. Hà Nội |
Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam gửi Bộ GTVT đề xuất phương án giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Cụ thể, trong 6 tháng cuối năm, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kiến nghị cấp có thẩm quyền giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa và tiếp tục giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa.
Đối với phí trình báo đường thủy nội địa, hiện nay, các đơn vị cảng vụ đã thực hiện giảm 50% mức thu phí trình báo đường thủy nội địa đến 30/6/2022 theo quy định tại Thông tư số 1202021/TT-BTC. Vì vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kiến nghị tiếp tục thực hiện quy định này cho 6 tháng cuối năm 2022.
Mức giảm này, theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là để đảm bảo cơ cấu thu, chi ngân sách Nhà nước từ nguồn thu phí được để lại và từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp bù chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị cảng vụ cũng như chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp do giá xăng dầu tăng cao.
Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa hiện nay được quy định tại Thông tư 248/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa, bao gồm phí trọng tải, lệ phí vào rời cảng bên thủy nội địa và phí trình báo đường thủy nội địa. Mức thu phí, lệ phí tại thông tư này tương đương với mức thu được áp dụng từ năm 2008, được quy định tại Thông tư số 101/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008.
Năm 2022, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được giao thu phí, lệ phí 101 tỷ đồng, trong đó thu phí cảng vụ 86 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 18 tỷ (trong đó 09 tỷ nộp 10% theo Thông tư 248/2016/TT-BTC, 9 tỷ nộp tiết kiệm chi thường xuyên theo điểm c khoản 2 điều 2 QĐ 2047/QĐ-TTg ngày 03/12/2021, bằng 100% số phải nộp theo chế độ), được để lại chi 68 tỷ đồng; thu phí đảm bảo hàng hải 4 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 4 tỷ, được để lại chi 0 tỷ đồng; thu lệ phí ra, vào cảng, bến 11 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 11 tỷ, được để lại chi 0 tỷ đồng.
Các Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục đều là đơn vị tự đảm bảo một phần chi thưỡng xuyên, được ngân sách nhà nước cấp bù do số thu phí được để lại không đủ chi hoạt động (số cấp bù từ ngân sách Nhà nước năm 2022 đối với các cảng vụ thuộc Cục là 57 tỷ đồng).
Đối với phần thu, chi phí, lệ phí giao cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam triển khai trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia ủy quyền cho địa phương trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Quảng Ninh thì chỉ được tính tối đa bằng số thu phí được để lại sau khi trừ số tiết kiệm chi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh việc nghiên cứu khai thác thí điểm cát ngoài khơi -
Phát triển Đảng, cơ sở Đảng trong doanh nghiệp Việt Nam -
Chỉ định Cửa khẩu Đông Hưng chuyên nhập khẩu lương thực -
Trăn trở giải pháp căn cơ thu hồi tài sản tham nhũng -
Quan hệ hợp tác Việt Nam và Vương quốc Bỉ -
Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đối thoại với đoàn viên, thanh niên -
Sở GTVT TP.HCM kiến nghị sớm khôi phục hoạt động Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-06V
-
Dai-ichi Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 15.000 tỷ đồng cho khách hàng
-
C.P. Việt Nam được vinh danh Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2023
-
VietinBank ra mắt chiến dịch Sống một đời có “lãi" đồng hành cùng nghệ sĩ Đen Vâu
-
Mở quán bia hơi Hạ Long hè 2023: Lợi nhuận cao - ưu đãi hấp dẫn
-
Cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp cần định hình trong bối cảnh mới
-
Generali dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam