
-
Quảng Nam giải quyết vướng mắc các dự án tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc
-
Đã có khung giá cho thủy điện tích năng, điện rác và nhập khẩu điện từ Trung Quốc
-
Hải Dương giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt 22,3%, trên mức bình quân cả nước
-
Nghiên cứu, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen, Cảng hàng không Vân Phong vào quy hoạch
-
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 16%, Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo tháo gỡ -
Bình Định đề xuất bổ sung Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân công suất 15 MW
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình trước Quốc hội trong phiên thảo luận tại Hội trường, ngày 29/5. |
Trả lời các ý kiến, kiến nghị của nhiều đại biểu Quốc hội về các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân, gỡ vưỡng mắc trong hoạt động đầu tư trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 29/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đang hoàn thiện để trình Quốc hội xin Quốc hội cho phép một số giải pháp.
Thứ nhất là, tách cái giải phóng mặt bằng ra khỏi cái dự án nhóm B, nhóm C. Bộ trưởng cho biết việc này đang được Chính phủ hoàn thiện và sẽ báo cáo Quốc hội trong một vài ngày nữa.
Thứ hai là, phân cấp cho các địa phương phê duyệt cái kế hoạch để thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt để đẩy nhanh ở cái tiến độ.
Thứ ba là, phân cấp cho các địa phương thực hiện kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh cái kế hoạch sử dụng đất. Việc này nếu được thực hiện sẽ tháo gỡ rất nhiều các cái vướng mắc hiện nay.
Và quan trọng nhất là kiến nghị Quốc hội cho phép sơ kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho 10 tỉnh, thành phố hiện nay, nếu như cơ chế, chính sách nào đã rõ và đã phù hợp với tình hình thực tiễn và pháp luật thì cho phép nhân rộng.
"Có thể cho các địa phương khác cùng được thực hiện trước bằng 1 nghị quyết của Quốc hội trong khi chờ sửa các văn bản pháp luật liên quan. Chúng tôi xin kiến nghị như vậy”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo trước Quốc hội.
Trước đó, khi bắt đầu phần giải trình, Bộ trưởng đã dành lời cảm ơn tới các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát đúng với tình hình thực tế của các đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội. Về giải pháp điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo, Chính phủ cũng đã chỉ đạo tập trung vào năm nhóm vấn đề lớn.
Thứ nhất, thực hiện quyết liệt và đồng bộ, hiệu quả các cái giải pháp, chính sách đảm bảo cho giải quyết và những vấn đề trong ngắn hạn và có cả trong phát triển dài hạn, đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước, chuẩn bị các cái điều kiện tốt để thu hút các cái làn sóng chuyển dịch của FDI.
“Các bộ, ngành và các địa phương phải thực sự đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Nếu chỉ có Quốc hội, Chính phủ hay ở Trung ương đồng hành, hỗ trợ thì không đủ vì rất nhiều vướng mắc ở cấp địa phương”, Bộ trưởng đề nghị với các vị đại biểu Quốc hội.
Cụ thể, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu giám sát tại địa phương, để hỗ trợ, đồng hành, tháo gỡ, giải quyết những ách tắc, thủ tục cho doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn.
Thứ hai, thúc đẩy các cái động lực truyền thống, như là về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, đồng thời là những xem xét, triển khai đẩy mạnh các cái động lực mới về các cái mô hình kinh tế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn hay là một số các cái ngành mới, độ ngành công nghiệp quan trọng là chip, bán dẫn hay năng lượng tái tạo, ...
Thứ ba, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược và quan trọng.
Thứ tư, tập trung cải cách thể chế, pháp luật theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho địa phương. Để mà giải quyết những cái vướng mắc, bất cập hiện nay, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất, rõ ràng để khắc phục được tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, phát huy được cái tinh thần trách nhiệm dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức.
Thứ năm, sửa đổi và ban hành đồng bộ các văn bản thi hành Luật Đất đai đang trình Quốc hội cho áp dụng sớm.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập hai tổ công tác để thực hiện Nghị quyết. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để đẩy mạnh giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ có thể sẽ có thêm giải pháp.
“Có thể sẽ phải thành lập Ban chỉ đạo để giải quyết dứt điểm vấn đề này”, Bộ trưởng báo cáo.

-
Quảng Nam giải quyết vướng mắc các dự án tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc
-
Đã có khung giá cho thủy điện tích năng, điện rác và nhập khẩu điện từ Trung Quốc
-
Hải Dương giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt 22,3%, trên mức bình quân cả nước
-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025
-
Nghiên cứu, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen, Cảng hàng không Vân Phong vào quy hoạch -
Triển khai đầu tư xây dựng 124,13 km đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 16%, Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo tháo gỡ -
Bình Định đề xuất bổ sung Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân công suất 15 MW -
Hé lộ chi phí xây dựng cầu cạn cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng đã giải ngân hơn 2.100 tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận đầu tư Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư