
-
Ngân hàng phát hành trái phiếu riêng lẻ: Kiểm toán "bó tay" xác định "đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương"
-
Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ nới room ngoại lên 49% cho số ít ngân hàng?
-
Hủy vốn vay Ngân hàng Thế giới không có khả năng sử dụng
-
Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam
-
Khe cửa hẹp cho ngân hàng "giải cứu" trái phiếu -
VPBank ký kết thỏa thuận bán 15% vốn cho SMBC, thu về 1,5 tỷ USD
Theo đó, kết thúc năm tài chính 2022, bám sát theo các mục tiêu trọng yếu và các chỉ tiêu kinh doanh được Đại hội cổ đông thông qua, KienlongBank đã hoàn thành vượt kế hoạch năm.
Cụ thể, tính riêng trong quý IV/2022, KienlongBank đã đạt được 168,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 28,2% so với quý IV/2021.
![]() |
Lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 đạt hơn 134,6 tỷ đồng. Tổng thu nhập tăng 196,9 tỷ đồng, tương đương tăng 37,14% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần ghi nhận tăng 140,5 tỷ đồng (tương ứng tăng 33,99% so với cùng kỳ) và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 86,6 tỷ đồng (tương ứng tăng 114,30% so với cùng kỳ).
Lũy kế năm 2022, lợi nhuận trước thuế KienlongBank đạt gần 682 tỷ đồng và ghi nhận 544,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt, tổng thu nhập hoạt động tăng 294,4 tỷ đồng, tăng 12,70% so với năm trước, chủ yếu do thu nhập lãi thuần tăng 160,6 tỷ đồng, tăng 8,32% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 140,4 tỷ đồng, tức tăng 54,92% so với năm 2021.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản hợp nhất của KienlongBank ghi nhận gần 85.760 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đạt 75.843 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 45.498 tỷ đồng, tăng 16,12% so với năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục kiểm soát dưới 1,18%.
Trong năm 2022, nhằm tích lũy nguồn lực xử lý rủi ro và đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững, KienlongBank cũng đã tăng cường trích lập dự phòng. Theo đại diện của Ngân hàng, để kiểm soát, ngăn ngừa nợ xấu, Ngân hàng đã nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro, tạo bộ đệm dự phòng lớn.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng được Ngân hàng quyết liệt thực hiện trong hoạt động kiểm soát - xử lý - thu hồi nợ, giúp tín dụng của Ngân hàng được giữ vững.
Năm 2022 trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, song với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, KienlongBank đã triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp, góp phần ổn định tình hình hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian qua. Các hoạt động đều đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn và bền vững.
Bên cạnh đó, KienlongBank không ngừng đổi mới về cơ cấu quản trị và bộ máy điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, tạo nên những nguồn lực mới, chính sách mới, phát huy tiềm lực vốn có. Vì vậy, KienlongBank liên tiếp ghi nhận những kết quả tăng trưởng kinh doanh tốt cùng các chỉ số hoạt động an toàn trong suốt năm 2022 vừa qua.
Năm 2022, KienlongBank cũng đã chủ động trong việc quản trị rủi ro, tiết giảm tối đa chi phí phát sinh trong các hoạt động vận hành, dành một phần lợi nhuận kinh doanh để triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng.
Theo đó, Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay từ 1% - 2%/năm; triển khai nhiều giải pháp phù hợp, hỗ trợ cho cả nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng đã chủ trương theo hướng tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…
Song song với hoạt động giảm và ưu đãi lãi suất cho vay đối với một số ngành nghề ưu tiên, Ngân hàng cũng đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao số lượng khách hàng được tiếp cận các gói vay ưu đãi, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh, qua đó kích cầu nền kinh tế.
Với triển vọng kinh tế khả quan trong năm 2023, nhờ duy trì đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại, KienlongBank cho biết, sẽ đẩy mạnh cung cấp nhiều các sản phẩm, dịch vụ ưu việt hơn, cùng các giải pháp tài chính đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/1, giá cổ phiếu KLB của Kienlongbank đứng ở mức 12.200 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với mức 11.900 đồng/cổ phiếu giữa tháng 1/2023.

-
Ngân hàng phát hành trái phiếu riêng lẻ: Kiểm toán "bó tay" xác định "đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương"
-
Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ nới room ngoại lên 49% cho số ít ngân hàng?
-
Lãi suất liên ngân hàng giảm về sát 1%, NHNN tiếp tục ế vốn, lãi vay vẫn giảm chậm
-
Hủy vốn vay Ngân hàng Thế giới không có khả năng sử dụng
-
Vụ sụp đổ của SVB, Credit Suisse: Một số lưu ý đối với Việt Nam -
Khe cửa hẹp cho ngân hàng "giải cứu" trái phiếu -
VPBank ký kết thỏa thuận bán 15% vốn cho SMBC, thu về 1,5 tỷ USD -
Vàng miếng SJC vững trên mốc 67 triệu đồng/lượng -
Kênh đầu tư nào lên ngôi khi lãi suất và dòng tiền đảo chiều? -
Giải bài toán khó khi sửa Luật Các tổ chức tín dụng -
Nỗi sợ nhỏ và hoảng loạn lớn
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”