
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
-
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
![]() |
Kiều hối là một nguồn ngoại tệ lớn, tính từ năm 1993 - năm đầu tiên có thông tin thống kê chính thống về lượng ngoại hối gửi về Việt Nam - đến hết năm 2023, đã đạt 238,95 tỷ USD. Đây là nguồn ngoại tệ lớn nhận được so với các nguồn ngoại tệ khác trong cùng một thời gian.
Lượng kiều hối về Việt Nam thuộc loại lớn so với nhiều nước. Về tổng lượng tuyệt đối, Việt Nam năm 2019 đứng thứ 9 thế giới, năm 2021 đứng thứ 8. Nếu tính tỷ lệ so với GDP và bình quân đầu người, thì Việt Nam còn có vị trí cao hơn.
Từ năm 1993 đến 1998, kiều hối về Việt Nam đạt dưới 1 tỷ USD (bình quân 1 năm đạt 416 triệu USD), từ năm 1999 đến 2011 đạt từ 1 tỷ đến 9 tỷ USD (bình quân 1 năm đạt 4,833 tỷ USD); từ năm 2012 đến nay đạt trên 10 tỷ USD (bình quân 1 năm đạt 14,694 tỷ USD), trong đó từ năm 2021 đến nay đạt trên 18 tỷ USD. Năm 2023, lượng kiều hối đạt kỷ lục từ trước đến nay - 19 tỷ USD.
Với sự tăng lên liên tục và với quy mô tuyệt đối của năm 2023, kỳ vọng lượng kiều hối sẽ vượt qua mốc 20 tỷ USD ngay trong năm 2024. Kỳ vọng này sẽ đạt được do nhiều yếu tố tích cực đã và tiếp tục tác động trong thời gian tới.
Lượng kiều hối do Việt kiều chuyển về nước đã tăng lên theo sự tăng lên của số Việt kiều và lượng kiều hối bình quân đầu người. Lượng kiều hối do Việt kiều chuyển về nước hiện chiếm khoảng 65% tổng lượng kiều hối, tuy giảm về tỷ trọng so với cách đây vài thập kỷ, nhưng vẫn tăng về quy mô tuyệt đối (khoảng 13 tỷ USD so với 1 tỷ USD). Lượng kiều hối do lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn ở nước ngoài gửi về nước hiện chiếm khoảng 35%, chiếm tỷ trọng cao hơn cách đây vài thập kỷ, tăng lên về quy mô tuyệt đối (trên 6 tỷ USD).
Cơ cấu theo nước và vùng lãnh thổ, lượng kiều hối chuyển về nước lớn nhất vẫn là là từ Hoa Kỳ (chiếm khoảng 40%, tương đương 7,6 tỷ USD), tiếp đến là Australia, Canada, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Đài Loan, Nhật Bản…
Cơ cấu theo địa phương trong nước nhận kiều hối, TP.HCM vẫn là địa bàn có số lượng kiều hối từ Việt kiều lớn nhất (năm 2020 đạt 6,1 tỷ USD, năm 2021 đạt khoảng 6,5 tỷ USD, năm 2022 trên 8 tỷ USD, năm 2023 trên 9,5 tỷ USD). Nhận lượng kiều hối từ lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn từ nước ngoài nhiều nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc…
Cơ cấu chi tiêu lượng kiều hối của người nhận ở trong nước được phân loại như sau: đầu tiên là đổi sang VND rồi gửi tiết kiệm, phần còn lại được dành cho chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, một phần để xây dựng, sửa sang, nâng cấp nhà cửa, một phần đầu tư khởi nghiệp…
Một yếu tố quan trọng là chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với Việt kiều và người lao động xuất khẩu. Hàng năm, Việt Nam thường tổ chức các hội nghị với Việt kiều. Việt Nam không thu thuế thu nhập cá nhân đối với lượng kiều hối. Người nhận kiều hối được nhận bằng nguyên tệ, không bắt buộc phải đổi sang VND; có thể đổi thành nội tệ để gửi tiết kiệm với lãi suất thực tế nhiều năm cao hơn Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) và tốc độ tăng tỷ giá…
Một yếu tố quan trọng khác là việc chuyển/nhận tiền khá thuận lợi, nhanh chóng, có khuyến khích (bằng điểm thưởng)… Những yếu kém, hạn chế, nhất là đối với xuất khẩu lao động, đã được phát hiện, sửa đổi…; những bất ổn từ nước ngoài (chiến tranh, động đất…) được Nhà nước Việt Nam hỗ trợ kịp thời…

-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt -
Khoảng trống pháp lý cho mô hình tập đoàn ngân hàng; Trái phiếu phát hành chủ yếu để đảo nợ -
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận -
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây