
-
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
-
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý
-
FiinRatings xếp hạng A cho Home Credit Việt Nam với triển vọng ổn định
-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới trên 18 triệu đồng/lượng
-
Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng -
VietABank hoàn thành nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền
![]() |
Lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm 2023 dự kiến đạt 14 tỷ USD. Ảnh: Đức Thanh |
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM cho hay, đến cuối tháng 9/2023, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 6,687 tỷ USD, vượt cả năm 2022.
Đây là kết quả ấn tượng và có tác động tích cực đến nền kinh tế trên nhiều phương diện. Theo ông Lệnh, kiều hối chuyển về Thành phố 9 tháng năm 2023 tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 101,3% so với cả năm 2022. Riêng quý III/2023, kiều hối chuyển về đạt 2,353 tỷ USD, tăng 6,2% so với quý II/2023. Trước đó, quý II/2023 tăng 4,5% so với quý I/2023. Như vậy, lượng kiều hối chuyển về Thành phố tăng trưởng tích cực, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước và duy trì ở mức tăng trưởng khá.
Thực tế cho thấy, lượng kiều hối chuyển về tăng trưởng tốt còn có tác động hỗ trợ và tích cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động, lạm phát tại một số quốc gia… gây áp lực nhất định đến tỷ giá và mối quan hệ tỷ giá - lãi suất và lạm phát.
Ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối Kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng UOB Việt Nam) cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất trong phần còn lại của năm 2023, nên tỷ giá sẽ có biến động, nhưng trong những mức kiểm soát mục tiêu, một phần nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng đánh giá, lượng kiều hối về TP.HCM đạt gần 6,7 tỷ USD trong vòng 9 tháng đầu năm là con số khá tích cực trong bối cảnh hiện nay. Đáng chú ý, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM, trong 5 năm trở lại đây, nguồn kiều hối trên địa bàn luôn chiếm tỷ trọng cao so với cả nước. Cụ thể, kiều hối chuyển qua các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ở TP.HCM năm 2018 chiếm 44,1%, năm 2019 chiếm 48%, năm 2020 chiếm 53,8%, năm 2021 chiếm 52,8%, năm 2022 chiếm 55,03% tổng lượng kiều hối vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Lệnh cũng cho hay, kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố, chiếm 53,1% và tăng 19,8% so với quý trước.
Theo đánh giá của ông Lệnh, để kiều hối tiếp tục xu hướng tăng trưởng tốt trong thời gian tới, đặc biệt những tháng cuối năm, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ trên địa bàn TP.HCM cần tiếp tục chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ. Đồng thời, các ngân hàng cần chủ động làm tốt công tác thông tin - truyền thông không chỉ cho người dân trong nước, mà cả kiều bào, người lao động, trí thức đang học tập, sinh sống và làm việc tại nước ngoài về hoạt động dịch vụ này, về tiện ích dịch vụ, phương thức thực hiện và giao dịch, cũng như thông tin kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh… để thu hút mạnh nguồn kiều hối chuyển về.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài khoản vãng lai của Việt Nam dự kiến có thặng dư nhỏ trong năm 2023 nhờ thặng dư cán cân thương mại, lượng du khách quốc tế dự kiến tiếp tục tăng và nguồn kiều hối vẫn duy trì tốt…
Cụ thể, tại báo cáo tháng 8/2023, WB cho biết, cán cân thanh toán của Việt Nam được cải thiện trong quý đầu năm 2023, nhờ thặng dư tài khoản vãng lai tăng lên. Tài khoản vãng lai đạt thặng dư ở mức 1,5% GDP của năm 2022 trong quý I/2023, nhờ cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện, dòng kiều hối vẫn duy trì (đạt 2,7 tỷ USD), thâm hụt tài khoản thương mại dịch vụ giảm xuống khi lượng du khách quốc tế nhập cảnh tiếp tục phục hồi, đạt 5,6 triệu lượt trong nửa đầu năm 2023 so với 0,6 triệu lượt trong nửa đầu năm 2022.
WB cho biết, nhập khẩu chững lại và cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt hơn được Ngân hàng Nhà nước ban hành năm 2022 cho phép giao dịch xoay quanh tỷ giá trung tâm với biên độ +5%/-5%, qua đó góp phần giúp thị trường ngoại hối tương đối ổn định trong nửa đầu năm 2023.
Trong khi đó, theo WB, nhu cầu bên ngoài dự kiến từng bước phục hồi từ quý IV/2023 và lấy được đà tăng vào cuối năm 2024, giúp thương mại hàng hóa gia tăng và góp phần cải thiện cán cân thương mại. Lượng du khách quốc tế được dự báo tiếp tục tăng. Nguồn kiều hối dự kiến đạt 14 tỷ USD năm 2023 và 14,4 tỷ USD năm 2024.
-
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
-
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý
-
FiinRatings xếp hạng A cho Home Credit Việt Nam với triển vọng ổn định
-
73% trái phiếu phi tài chính phát hành trong tháng 4 nhằm mục đích đảo nợ
-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới trên 18 triệu đồng/lượng -
Nhiều ngân hàng được chấp thuận tăng vốn điều lệ -
Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng -
VietABank hoàn thành nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền -
UOB: Fed sẽ có 3 đợt giảm lãi suất USD trong năm, tỷ giá giảm dần -
Vàng trên đà đi xuống -
Techcombank và tham vọng trở thành tập đoàn tài chính toàn diện hàng đầu khu vực
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng