
-
Mặt bằng lãi suất sẽ giảm dần
-
Tỷ giá và lòng tin vào đồng tiền quốc gia
-
Tấp nập kế hoạch M&A, tăng vốn ngân hàng
-
Vàng giảm sâu phiên cuối tuần
-
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt -
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP
Cụ thể, cùng kỳ năm trước, doanh số kiều hối về TP.HCM đạt 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2020, giảm 2% so với năm 2019.
Điều này cho thấy, kiều hối chảy về TP.HCM 4 tháng đầu năm nay đã có sự cải thiện, cho dù diễn biến dịch Covid-19 chưa thể chấm dứt hoàn toàn.
Dự báo dòng kiều hối chảy về TP.HCM năm nay sẽ không thấp hơn so với năm rồi. Đồng thời, nguồn kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Dòng kiều hối không chỉ góp phần hỗ trợ kinh tế thành phố phát triển mà còn là nguồn cung giúp ổn định nguồn ngoại tệ trên địa bàn.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPH.HCM cho biết, kiều hối chảy về TP.HCM qua các ngân hàng cả năm 2020 đạt 5,5 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2019.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 giảm khoảng 7%. Trong đó, kiều hối về VN ước đạt khoảng 15,7 tỷ USD, thuộc top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Tính chung trong 5 năm qua, tổng kiều hối gửi về VN đạt 71 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 6%/năm, trong đó năm 2018 và 2019 đạt lần lượt là 16 và 16,7 tỷ USD.
WB dự báo kiều hối sẽ phục hồi vào năm 2021. WB ước tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD.
Tuy nhiên, triển vọng này vẫn còn chưa chắc chắn, phụ thuộc vào tác động của Covid-19 đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trước đây, dòng chảy kiều hối thường có xu hướng ngược chu kỳ, có nghĩa là trong những thời điểm khủng hoảng và khó khăn, người lao động có xu hướng gửi tiền về nhà nhiều hơn.
Thế nhưng, kể từ khi đại dịch covid-19 xảy ra gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm gia tăng bất định, thu nhập của kiều bào bị ảnh hưởng nên lượng tiền gửi về cũng có phần tác động.
Nguyên nhân do các biện pháp phòng chống Covid-19, tăng trưởng kinh tế giảm tốc khiến nguồn tiền mà lao động di cư gửi về cho gia đình sụt giảm.
Lượng kiều hối chảy vào khu vực Trung Đông và Bắc Phi năm 2020 được dự đoán sẽ giảm 19,6% xuống còn 47 tỷ USD, sau khi tăng 2,6% trong năm 2019.
Sự suy giảm này là do hậu quả của suy thoái toàn cầu cũng như tác động của việc sụt giảm giá dầu tại các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC).
Kiều hối từ khu vực châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng do sự suy giảm kinh tế của khu vực này từ trước dịch Covid-19 cũng như do đồng euro bị mất giá so với đồng USD.
Năm 2021, lượng kiều hối của khu vực này dự kiến sẽ phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng 1,6% do khu vực châu Âu được dự báo tăng trưởng ở mức thấp và dòng chảy của các quốc gia GCC vẫn ở mức yếu.

-
Ngân hàng phân chia thứ hạng; PG Bank sắp đổi chủ; hạ lãi suất chờ tháo nghẽn thanh khoản -
Vàng giảm sâu phiên cuối tuần -
Nợ xấu phân hóa mạnh giữa các ngân hàng -
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt -
Vì sao ngân hàng ghi lỗ từ đầu tư, kinh doanh chứng khoán? -
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP -
Top 10 ông lớn ngân hàng “so găng” độ dày vốn, quy mô tổng tài sản
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)