
-
“Ba tăng tốc” để thúc tăng trưởng kinh tế
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
-
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% sau 6 tháng năm 2025
-
Hà Nội: Xét xử nghiêm minh, đẩy nhanh tiến độ các vụ án lớn, phức tạp
-
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nêu các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số -
Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm 2025
![]() |
Xuất khẩu nông sản ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ điển hình phải kể tới mặt hàng gạo. |
Khác với kết quả đạt được trong trong năm 2018, ngay đầu năm 2019, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực liên tiếp ghi nhận thông tin không mấy khả quan khi giảm mạnh cả về lượng lẫn giá trị.
Theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 2,71 tỷ USD, giảm 10,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 1,11 tỷ USD, tăng 4,4%; Giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 77 triệu USD, giảm 7%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 12,8%.
Bức tranh xuất khẩu nông sản dịp đầu năm, ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ điển hình phải kể tới mặt hàng gạo. 2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo ước đạt 837 nghìn tấn và 364 triệu USD, tăng 1,1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng song Cửu Long diễn biến giảm trong bối cảnh thu hoạch vụ Đông Xuân đang vào vụ rộ, trong đó giá lúa tại Kiên Giang giảm mạnh nhất.
Nguyên nhân giá lúa giảm là do các thị trường nhập khẩu truyền thống như Trung Quốc, Philippin chưa mua vào. Tuy nhiên, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về việc mua tạm trữ gạo, cùng với thông tin Trung Quốc có nhu cầu nhập 100 nghìn tấn gạo, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã có những diễn biến tích cực. Giá lúa tươi IR 504 ở mức 4.300 - 4.350đ/kg vào ngày 19/2 đã liên tục tăng trong các ngày sau, cho đến những ngày cuối tháng 2/2019 giá lúa đã tăng lên và ổn định ở mức 4.500 - 4.600đ/kg.
Để thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, ông Lương Ngọc Quang, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc rà soát, đánh giá năng lực của 22 doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Bộ đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá năng lực của các doanh nghiệp này.
Ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cũng cho biết thêm, trong quý 1/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có đoàn công tác sang xúc tiến thương mại tại Philippines để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này.

-
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nêu các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số -
Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm 2025 -
Ninh Bình giữ vững đà tăng trưởng, vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp -
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% sau 6 tháng năm 2025 -
Bỏ room tín dụng: NHNN và ngân hàng thương mại nói gì? -
Hà Nội: Tăng hiệu lực, nâng chất lượng hoạt động HĐND trong giai đoạn mới -
Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũ nghỉ chế độ, bàn giao nhiệm vụ cho Chủ tịch mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City