-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Xuất khẩu cá tra tiếp tục lao dốc trong 7 tháng đầu năm 2023. Trong ảnh: Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Lê Toàn |
Cổ phiếu VHC bật tăng
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhưng giá cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn lại đi ngược với kết quả kinh doanh. Trong đó, từ ngày 30/3 đến ngày 9/8, cổ phiếu VHC tăng 46,1%, từ 53.400 đồng lên 78.000 đồng/cổ phiếu.
Thực tế, cổ phiếu VHC tăng trong bối thị trường chứng khoán khởi sắc đầu năm nhờ câu chuyện mặt bằng định giá thị trường thấp sau giai đoạn bán tháo cuối năm 2022 và cổ phiếu bật tăng trở lại trên diện rộng. Đặc biệt, thị trường kỳ vọng lãi suất thấp nhờ các gói hỗ trợ của Chính phủ về hạ lãi suất, thực hiện các giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản, làm tăng kỳ vọng cho thị trường chứng khoán và dòng tiền lan tỏa trên diện rộng ở nhiều nhóm ngành như thủy sản.
Tuy nhiên, thực tế kinh doanh trái với giá cổ phiếu bùng nổ. Trong nửa đầu năm 2023, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 4.945,27 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 655,52 tỷ đồng, giảm 51,6% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 25% còn 19,1% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 18,1% xuống 13,26%.
Được biết, theo dữ liệu iBoard của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2022, Vĩnh Hoàn ghi nhận biên lợi nhuận gộp đạt đỉnh 22,49% và biên lợi nhuận ròng đạt 15,21%. Trong đó, nguyên nhân chính do nhu cầu mua tích trữ hàng hóa hậu đại dịch tăng cao đã thúc đẩy nhiều quốc gia tích trữ hàng hóa, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ chính của Vĩnh Hoàn như Mỹ, Trung Quốc, Anh…, giúp giá cá tra tăng kỷ lục, đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục trong năm 2022 so với giai đoạn trước đại dịch năm 2020.
Thế nhưng, gió đã đổi chiều trong năm 2023, khi lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu lớn, cộng với kinh tế tăng trưởng chậm lại dẫn tới nhu cầu tiêu thụ thấp, làm cho giá cá tra sụt giảm và nhu cầu suy giảm. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới hoạt động xuất khẩu cá tra nói riêng và xuất khẩu thủy sản nói chung gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2023.
Có thể thấy, chịu ảnh hưởng sức mua yếu và tồn kho lớn đã dẫn tới tình hình kinh doanh kém khả quan của nhóm thủy sản nói chung và nhóm xuất khẩu cá tra nói riêng trong 7 tháng vừa qua.
Tìm về thị trường nội địa khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn
Thống kê tình hình xuất khẩu theo tháng trong 7 tháng đầu năm 2023 cho thấy, hoạt động xuất khẩu của Vĩnh Hoàn tiếp tục giảm mạnh ở 3 thị trường chủ lực là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Ngược lại, hoạt động tiêu thụ trong nước lại có dấu hiệu cải thiện và tăng trưởng dương trong những tháng gần đây, đặc biệt là tháng 7, với doanh thu tăng 53%, lên 270 tỷ đồng.
Được biết, trong nhiều năm qua, Vĩnh Hoàn tự hào là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất, chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu…, giúp biên lợi nhuận của Công ty thường cao hơn các doanh nghiệp trong ngành. Trong đó, riêng năm 2022, doanh thu đóng góp chủ yếu từ xuất khẩu sang Mỹ với giá trị 248 triệu USD (chiếm 68% thị phần tại Mỹ).
Tuy nhiên, trong 7 tháng vừa qua, cả ba thị trường chính là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều lao dốc, nên Công ty buộc phải quay trở lại với thị trường nội địa.
Dẫu quay lại thị trường nội địa, nhưng việc các thị trường chủ lực sụt giảm mạnh dẫn tới biên lợi nhuận gộp và ròng trong nửa đầu năm 2023 suy giảm và có thể tiếp tục suy giảm nếu các thị trường Mỹ và châu Âu chưa hồi phục.
Trong nửa đầu năm 2023, tồn kho của Vĩnh Hoàn tăng mạnh. Tính tới ngày 30/6/2023, tổng tồn kho của Vĩnh Hoàn tăng 39,4% so với đầu năm, tương ứng tăng 1.109,44 tỷ đồng, lên 3.926,98 tỷ đồng và chiếm 32,3% tổng tài sản. Việc tích trữ tồn kho lớn dẫn tới dòng tiền kinh doanh của Vĩnh Hoàn âm 540,5 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.
Các doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng cuối năm, thị trường sẽ khả quan hơn, tồn kho của các nhà nhập khẩu và bán lẻ giảm, nên các nhà nhập khẩu có thể quay trở lại tích trữ hàng hóa, từ đó hỗ trợ việc bán hàng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích lại lo ngại rằng, các nhà bán lẻ tại Mỹ, châu Âu… có thể giảm giá bán trong giai đoạn cuối năm nhằm kích thích nhu cầu, khiến giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm. Thực tế, xu hướng giảm giá đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 6/2023.
Như vậy, việc doanh số có thể cải thiện cuối năm, nhưng điều này không đồng nghĩa với biên lợi nhuận cải thiện. Do vậy, nhóm doanh nghiệp thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng được dự báo còn khó khăn trong những tháng còn lại của năm 2023.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025