
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương vừa báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong nửa đầu năm 2024 (từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024).
Trong đó, ngày 15/5, Công ty phải trả hơn 19,8 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu mã TDC.BOND.2020.700 nhưng chỉ thanh toán được 7 tỷ đồng, Công ty tiếp tục phải trả góp trong ngày 16/5 thêm 7 tỷ đồng, và còn lại tổng hơn 5,86 tỷ đồng được thanh toán ngày 21/5.
![]() |
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chậm trả lãi trái phiếu trong nửa đầu năm 2024 (Nguồn: HNX) |
Lý giải việc chậm trả lãi trái phiếu đến hạn trả lãi, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cho biết do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Thực tế, đây không phải lần đầu mà Kinh doanh và Phát triển Bình Dương phát sinh trả trả lãi trái phiếu đến hạn. Trong đó, năm 2023, Công ty đã chậm thanh toán lãi ngày 15/2/2023, ngày 15/5/2023 và ngày 15/11/2023.
Được biết, trái phiếu mã TDC.BOND.2020.700 được phát hành ngày 9/11/2020, kỳ hạn 5 năm, đáo hạn ngày 9/11/2025, trả lãi 3 tháng một lần và mệnh giá 700 tỷ đồng.
Trước khó khăn dòng tiền, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến từ 7h30 ngày 30/8 đến 16h30 ngày 10/9.
Trong đó, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương trình cổ đông phương án chào bán riêng lẻ 35 triệu cổ phiếu, giá chào bán sẽ uỷ quyền cho Hội đồng quản trị quyết định và không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến triển khai trong năm 2024, sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Về mục đích sử dụng vốn, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương dự kiến sẽ huy động được 350 tỷ đồng, toàn bộ số tiền này sẽ thực hiện mua lại trước hạn 1 phần trái phiếu mã TDC.BOND.700.2020, thời gian dự kiến giải ngân trong quý I/2025.
Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Một điểm đáng lưu ý, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương.
Đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, tại thời điểm 30/6/2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đang có khoản lỗ luỹ kế 317,83 tỷ đồng và nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 1.097,24 tỷ đồng.
“Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương”, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nhấn mạnh.
Lý giải về lo ngại của kiểm toán, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương cho biết, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã BCM – sàn HoSE) và các công ty khác trong cùng Tập đoàn Becamex IDC cam kết sẽ hỗ trợ tài chính cho Kinh doanh và Phát triển Bình Dương bằng cách bảo lãnh các khoản nợ vay, không yêu cầu Công ty hoàn trả tiền nợ mua hàng hoá, dịch vụ cho đến khi Công ty có khả năng trả nợ.
Vì vậy, Báo cáo tài chính của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương vẫn được lập dựa trên giả thiết Công ty hoạt động liên tục.
Lãi trở lại trong nửa đầu năm 2024
Xét về hoạt động kinh doanh, trong nửa đầu năm 2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 234,91 tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 50,13 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 321,7 tỷ đồng, tức tăng thêm 371,83 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 23,3%, lên 26,8%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 13,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 7,48 tỷ đồng, lên 62,98 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 71,6 lần, tương ứng tăng thêm 123,15 tỷ đồng lên 124,87 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 13,4%, tương ứng giảm 12,94 tỷ đồng, về 83,53 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 4,7%, tương ứng giảm 2,63 tỷ đồng, về 53,56 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lỗ 1,07 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 227,23 tỷ đồng, tức giảm lỗ 226,16 tỷ đồng; và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong nửa đầu năm 2024, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 74,11 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 97,16 tỷ đồng.
Như vậy, trong nửa đầu năm 2024, lợi nhuận gộp mà Kinh doanh và Phát triển Bình Dương tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty thoát lỗ chủ yếu do doanh thu tài chính tăng đột biến và đồng thời giảm lỗ hoạt động khác.
Trong năm 2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 2.441 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 407,8 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2024 với chỉ lãi 50,13 tỷ đồng, Công ty mới chỉ hoàn thành 12,3% so với kế hoạch năm.
Mặc dù có lãi nhẹ nửa đầu năm 2024, tính tới 30/6/2024, tổng lỗ luỹ kế của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương vẫn còn 317,8 tỷ đồng, bằng 31,78% vốn điều lệ (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng).
Điểm đáng lưu ý về năng lực tài chính, tại thời điểm cuối quý II/2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chỉ sở hữu quỹ tiền mặt là 20,38 tỷ đồng nhưng tổng nợ vay lên tới 1.550,2 tỷ đồng và bằng 184,7% vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu chỉ 839,2 tỷ đồng).
Cũng tại thời điểm 30/6/2024, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đang ghi nhận nợ ngắn hạn là 1.974,9 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 877,6 tỷ đồng.
Như vậy, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn 1.097,3 tỷ đồng, hay hiểu đúng hơn Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đang sử dụng 1.097,3 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản dài hạn (kỳ hạn lớn hơn 1 năm).

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế