Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Kinh tế 2014 tăng trưởng vượt mọi dự báo
Nguyên Đức - 29/12/2014 08:14
 
() Sự hồi phục của nền kinh tế càng trở nên rõ nét hơn, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức công bố: tăng trưởng GDP năm 2014 đạt 5,98%, vượt xa mục tiêu kế hoạch và vượt xa mọi dự báo.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tăng trưởng GDP năm 2014 là 5,98%
Kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam vì sao đi lên?
Nền kinh tế đột phá sau năm 2014

Tăng trưởng vượt dự báo

Số liệu được Tổng cục Thống kê chính thức công bố vào cuối tuần qua, tăng trưởng GDP năm 2014 ước đạt 5,98%, cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 542% của năm 2013.

“Nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng, với quý sau cao hơn quý trước”, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói và cho biết, nếu như quý I/2014, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,06%, thì con số này sang quý II là 5,34%, quý III là 6,07% và quý IV vọt lên 6,96%.

Kinh tế 2014 tăng trưởng vượt mọi dự báo
Sự hồi phục của nền kinh tế được thể hiện rõ nét ở khu vực công nghiệp - xây dựng, với tốc độ tăng trưởng 7,14%. Ảnh: Hà Thanh

Trong mức tăng trưởng 5,98% của năm 2014, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,49%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 7,14%; khu vực dịch vụ ước tăng 5,96%.

Hồ hởi trước mức tăng trưởng này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng đã khẳng định sự hồi phục ngày càng trở nên rõ nét hơn của nền kinh tế, cũng như sự ổn định của kinh tế vĩ mô - mục tiêu mà nhiều năm nay, Việt Nam theo đuổi, đặc biệt là sau mức lạm phát lên tới gần 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, năm 2014 không chỉ là năm đầu tiên trong Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, mà còn vượt khá xa. Con số này thậm chí còn vượt mọi dự báo, bởi chỉ khoảng cách đây ít tháng, không chỉ các cơ quan hoạch định chính sách, mà cả các chuyên gia kinh tế cũng đều dự báo rằng, tăng trưởng GDP năm 2014 khó đạt mục tiêu đề ra, mà chỉ có thể đạt khoảng 5,4 - 5,5%. Thậm chí, đã có đề xuất về việc Chính phủ nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trong năm 2014.

Cũng bởi vậy, ngay sau khi con số tăng trưởng 5,98% được chính thức công bố, giới chuyên gia không khỏi bất ngờ. “Đây là mức tăng trưởng rất cao, cho thấy những tiến bộ đáng trân trọng của nền kinh tế trong năm 2014. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi lạm phát năm nay chỉ ở mức 1,84%”, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, đã chia sẻ như vậy với phóng viên Báo Đầu tư.

Còn TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia bày tỏ rằng, các con số này đã thực sự cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế. “5,98% là mức tăng trưởng vượt xa dự báo của chúng tôi”, ông Ân nói.

Khai mạc Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

 Sáng nay (29/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khai mạc và chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, sự hồi phục của nền kinh tế được thể hiện rất rõ nét ở khu vực công nghiệp - xây dựng, với tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 7,14% - trong khi năm 2013 chỉ tăng 5,43%, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.

Cụ thể hơn, chỉ số sản xuất (IIP) của toàn ngành công nghiệp tăng khoảng 7,6%, cao hơn đáng kể so với mức tăng 5,9% của năm 2013. “Trong năm 2014 đã ghi nhận sự tăng trưởng khá của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với IIP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I tăng 7,4%; quý II tăng 8,6%; quý III tăng 9,5%; quý IV tăng 11% và cả năm tăng 8,7% (năm 2013 tăng 7,4%)”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phấn khởi cho biết.

Nếu cần thêm số liệu để chứng minh sự hồi phục của nền kinh tế, còn có thể nhìn vào con số trên 150 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của năm 2014, tăng 13,6% so với năm trước. Đây là năm đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam cán ngưỡng 150 tỷ USD và cũng là năm đầu tiên, với tổng kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 148 tỷ USD, Việt Nam đã xuất siêu lớn như vậy - lên tới xấp xỉ 2 tỷ USD. Hai năm trước, Việt Nam có xuất siêu nhưng con số rất nhỏ.

Vốn FDI thu hút mới và tăng thêm ước đạt trên 20 tỷ USD, còn vốn FDI giải ngân đạt 12,35 tỷ USD cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho là đã có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế. Khu vực doanh nghiệp này, theo ông Lê Đăng Doanh, đã rất nhanh nhạy tận dụng được cơ hội để có tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2014, trở thành một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, doanh nghiệp FDI xuất khẩu 101,6 tỷ USD, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Khu vực này, nếu tính cả dầu thô thì xuất siêu tới 17 tỷ USD, còn nếu không, xuất siêu 9,85 tỷ USD.

Hồi phục trong khó khăn và trái ngọt tăng trưởng

Nền kinh tế đang thực sự hồi phục. Và mức tăng trưởng cao này, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, càng đáng trân trọng hơn trong bối cảnh năm 2014 có nhiều biến động lớn, từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa của Việt Nam và sự cố gây rối, phá hoại tài sản của một số doanh nghiệp hồi tháng 5/2014. Chưa kể, những tác động của việc giá dầu giảm mạnh trên thị trường toàn cầu, tác động hai chiều tới nền kinh tế Việt Nam….

Vào thời điểm tháng 5/2014, cũng đã có rất nhiều quan ngại được đặt ra, rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép sẽ tác động tới thương mại Việt Nam - Trung Quốc, qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Cũng đã có những kịch bản xấu được đặt ra, song tới thời điểm này, có thể khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trụ vững.

Chưa kể, theo TS. Lê Đăng Doanh, việc lạm phát của Việt Nam ở mức thấp nhất kể từ năm 2001 tới nay, chỉ 1,84% - cũng thuộc diện thấp hơn nhiều so với kế hoạch và vượt mọi dự báo - càng cho thấy sự tiến bộ đáng kể của nền kinh tế trong năm 2014.

“Chúng ta đã quá quen với lạm phát cao trong nhiều năm nên khi lạm phát thấp nhiều người lo ngại giảm phát, tôi thì không cho rằng như vậy. Đây là thành tựu lớn của Việt Nam và là cơ hội để Việt Nam tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách, Lạm phát thấp tạo điều kiện để giảm lãi suất, qua đó tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo đà cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm sau”, TS. Lê Đăng Doanh nói.

Trong khi đó, TS. Lê Đình Ân bày tỏ sự vui mừng khi tăng trưởng cao hơn nhiều so với lạm phát và đây là lúc người dân được hưởng lợi từ “trái ngọt tăng trưởng”. Chưa kể, theo vị chuyên gia này, lạm phát thấp tạo cơ hội cho Việt Nam cải cách thể thế, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường.

“Tôi cũng đã thực sự vui mừng khi năm 2014, không chỉ tăng trưởng về số lượng, mà Chính phủ cũng đã nỗ lực cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, qua đó nâng cao chất lượng tăng trưởng”, ông Lê Đăng Doanh bày tỏ.

Giá dầu giảm tác động tích cực đến kinh tế 2014

Sáng nay (29/12), tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh báo cáo tóm tắt kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ – CP ngày 2/1/2014 và kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2014.

Xem chi tiết Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2014 tại đây.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư