
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Ngân hàng Trung ương Anh, nền kinh tế này rất có thể đã suy giảm trở lại, với lạm phát lên tới 11%. Ảnh: AFP |
Theo ước tính của Cơ quan Thống kê Quốc gia của Vương quốc Anh, nền kinh tế nước này đạt tăng trưởng 0,2% trong quý II/2022, một sự điều chỉnh tăng so với mức giảm 0,1% trong quý I. Tuy vậy, Vương quốc Anh vẫn là nền kinh tế duy nhất trong nhóm các nước G7 chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, do quy mô GDP vẫn thấp hơn 0,2% so với đầu năm 2020, đài CNN đưa tin.
Mặt khác, Ngân hàng Trung ương Anh nhận định rằng nền kinh tế nước này rất có thể đã suy giảm trở lại, với lạm phát lên tới 11%.
Giới phân tích cho rằng có thể sẽ phải mất một thời gian dài thì nền kinh tế Anh mới phục hồi trở lại, sau quyết định táo bạo của tân Thủ tướng Anh Liz Truss về việc cắt giảm mức thuế "khủng" cùng với một gói trợ cấp năng lượng khổng lồ.
Tuần trước, chính phủ Anh đã công bố đợt cắt giảm thuế lớn nhất kể từ năm 1972 mà không đưa ra các chi tiết rõ ràng. Hệ quả là đồng bảng Anh sau đó liên tục lao đáy so với đồng đô la Mỹ, khiến thị trường lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Anh.
"Canh bạc" cắt giảm thuế của tân Thủ tướng Anh đã gây sốc đối với thị trường tài chính và khiến chi phí đi vay của chính phủ Anh, các doanh nghiệp và hộ gia đình tăng vọt.
"Tất cả những điều này sẽ đi ngược lại với mục tiêu tăng trưởng cao hơn và giảm lạm phát của của chính phủ Anh", ông Mohamed El-Erian, chuyên gia thị trường trái phiếu tại Tập đoàn tài chính Allianz, bình luận trên đài CNN.
"Và một lần nữa, đó là một khởi đầu không hề tốt. Hiện nay, các vấn đề đã được khuếch đại", ông Mohamed El-Erian đánh giá.
Cũng trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Anh đã có động thái can thiệp khẩn cấp nhằm làm dịu thị trường và ngăn chặn sự sụp đổ của một số quỹ hưu trí. Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên 2,25% vào ngày 22/9, trong nỗ lực thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn để kiểm soát lạm phát.
Kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng của Thủ tướng Liz Truss đã phản tác dụng và các nhà đầu tư đang Ngân hàng Trung ương Anh sẽ cứu vớt thị trường bằng cách tăng lãi suất thêm 1,25% hoặc thậm chí 1,5% vào ngày 2/11 để giải quyết tác động lạm phát.
Hiện chưa thể đoán định điều gì xảy ra tiếp theo với nền kinh tế Anh. Trong tuần này, Thủ tướng Truss và Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng cùng khẳng định rằng họ sẽ kiên định với kế hoạch của mình. Tuy nhiên, thời gian dường như đang không ủng hộ bởi họ có thể chỉ có 2 tuần để thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào nền tài chính của quốc gia, trước khi Ngân hàng Trung ương Anh chấm dứt mua vào trái phiếu khẩn cấp vào ngày 14/10 như dự kiến.
Văn phòng ngân sách trách nhiệm Vương quốc Anh (OBR) đã đưa ra một bản đánh giá độc lập về tác động của ngân sách chính phủ đối với việc vay nợ và tăng trưởng. Cơ quan này cho biết rằng họ sẽ chuyển các dự báo tác động ban đầu đến Bộ trưởng Tài chính Kwarteng vào ngày 7/10. Trong khi đó, Bộ Tài chính Anh nói rằng họ sẽ công bố các dự báo cùng với kế hoạch tài khóa trung hạn vào ngày 23/11. Điều này đi ngược với kỳ vọng của các nhà lập pháp là phải công bố càng sớm càng tốt.
Vấn đề lớn đối với chính phủ Anh lúc này là họ bị mắc kẹt giữa việc phải trấn an thị trường và các cử tri đang bất bình vì phải gánh khoản chi phí thế chấp ngày càng tăng.
Hai chuyên gia Mujtaba Rahman và Jens Larson từ Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho rằng: "Bà Truss (Thủ tướng Anh - BTV) sẽ tránh việc nâng, hoãn hoặc từ bỏ việc cắt giảm thuế bằng mọi giá vì sự đảo ngược như vậy có thể khiến bà ấy giống như một lãnh đạo thiếu uy tín".
Giải pháp thay thế duy nhất còn lại để cân đối ngân sách là cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Thế nhưng, điều này cũng khó khăn về mặt chính trị không kém so với sự bùng phát suy thoái với các dịch vụ công, trong khi lực lượng lao động phản đối chính sách cho biết họ sẵn sàng đình công quy mô lớn về vấn đề tiền lương.
Theo kết quả thăm dò mới nhất của Cơ quan thăm dò dư luận Anh Survation, đảng Lao động đối lập đã nhận được sự ủng hộ cao nhất từ trước đến nay so với đảng Bảo thủ cầm quyền với chênh lệch 21 điểm.
Cuộc thăm dò diễn ra trong hai ngày 28 - 29/9 và kết quả cho thấy 49% người được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho đảng Lao động nếu một cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày mai, tăng 6 điểm so với kết quả thăm dò vào ngày 5/9 - một ngày trước khi bà Truss nhậm chức Thủ tướng. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ cho đảng Bảo thủ chỉ đạt 28%, giảm 5 điểm.
Tương tự, một cuộc thăm dò độc lập của IpsosUK được công bố vào ngày 29/9 cũng cho thấy sự ủng hộ dành cho đảng Lao động đang cao hơn rõ rệt so với đảng Bảo thủ, nhất là về các chính sách kinh tế, quản lý thuế, chi tiêu công và cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt.

-
Cuba đầu tư hơn 90 dự án điện mặt trời, nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
-
EU tìm sự đồng thuận trong hành động đáp trả thuế quan của Mỹ
-
Sau cú mất mát 5.000 tỷ USD, Phố Wall tuần tới tiếp tục rung lắc mạnh
-
Ông Donald Trump trấn an khi chứng khoán Mỹ "bốc hơi" 5.000 tỷ USD do lo ngại chính sách thuế quan
-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ -
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại -
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm -
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4 -
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển