
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới
-
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4
![]() | ||
Chưa thấy lối ra sáng sủa cho nên kinh tế (Hình minh họa) |
Với mức tăng trưởng GDP được VEPR dự báo từ 5,04% đến 5,35%, cả kịch bản thấp và cao cho năm 2013 khá tương đồng với những dự báo được đưa ra trước đó của nhiều tổ chức khác.
Tuy nhiên, cơ hội đi ngang của nền kinh tế dường như cũng bấp bênh, khi cả hai kịch bản này đã được đặt trong bối cảnh có nhiều rủi ro, bất ổn không dễ xử lý mà các chuyên gia của VEPR đã chỉ ra và phân tích trong 400 trang của Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2013, dự kiến phát hành vào tháng 7 tới.
Cho dù còn nhiều điều phải phân tích sâu thêm, song thông điệp chính mà Báo cáo đưa ra rất đáng quan tâm. Đó là, nếu không đánh giá đúng tình hình, kinh tế Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội quay lại quỹ đạo tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013.
Trên thực tế, năm 2012 đã được nhiều chuyên gia kinh tế chỉ ra là một năm không thành công khi không có được bất kỳ một chính sách cụ thể nào để thực thi ý tưởng chính sách cải cách mạnh mẽ được đề ra trong năm 2011 và những năm trước đó. Tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng không đạt được bước tiến nào đáng kể. Các đề án quan trọng không được thông qua trong năm 2012.
Các biện pháp tài khoá chưa đạt hiệu quả vì do dự trong quyết định chính sách, động thời sự hạn chế ngày một hiện rõ từ nguồn thu đang thu hẹp. Đặc biệt, bản chất của khá nhiều vấn đề của nền kinh tế, như nợ xấu, mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước, quan điểm về thị trường bất động sản… chưa được đánh giá đúng. Hệ lụy là sự trì trệ kéo dài trong các chỉ số kinh tế vĩ mô trong đầu năm 2013.
Điểm đáng lo ngại nhất là xu hướng đi xuống trong tăng trưởng cả GDP và TPF (năng suất các nhân tố tổng hợp) đã thể hiện rõ. Báo cáo đã cất công nghiên cứu 6 năm trước và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để chỉ ra rằng, bức tranh kinh tế Việt Nam thay đổi nhiều, nhưng cấu trúc nền kinh tế không thay đổi lớn, hiệu quả của nền kinh tế giảm, sức cạnh tranh giảm. Thậm chí, nhận định Việt Nam đã bỏ lỡ giai đoạn tăng trưởng nhanh trên nền cơ hội cải cách mà WTO đã mở ra không quá nặng nề.
Vấn đề nằm ở chỗ, các nguy cơ chưa dừng lại khi bẫy thương mại tự do, mà nhóm nghiên cứu gọi là vòng xoáy “giải công nghiệp hóa” dường như đang giăng sẵn, nhất là khi so Việt Nam với các nền kinh tế khác của ASEAN trong cuộc chơi của Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc dù có thay đổi song tỷ trọng hàng thô – sơ chế vẫn ở mức xấp xỉ 40%. 1/2 hàng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn là hàng thô sơ, trong khi đó, hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là hàng tính chế, nguyên phụ liệu phục vụ xuất khẩu, với tỷ trọng lên tới 85%.
Cũng phải nói thêm, sự cải thiện về xuất khẩu hàng hóa như máy vi tính, linh kiện, điện thoại di động và linh kiện sang Trung Quốc đa phần là do xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, chứ không phải là doanh nghiệp Việt Nam. Đây là lý do dẫn đến ý kiến cho rằng, phải chăng, khu vực FDI đang kéo nền kinh tế Việt Nam đi lên từ khủng hoảng. Song sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc cũng gây lo ngại rằng, Việt Nam sẽ khó tham gia vào nhóm nước xuất khẩu hàm lượng công nghệ cao, gồm Thái Lan, Malaysia.
Tất nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề cần làm rõ, như những chi phí mà nền kinh tế phải gánh khi thực thi chính sách chậm trễ, kéo dài chính sách tiền tệ thắt chặt trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh… Đặc biệt, nền sản xuất công nghiệp Việt Nam sẽ còn lại gì sau khi nền kinh tế loay hoay với nợ xấu, mà bỏ qua những tác động hiện hữu của cạnh tranh thương mại toàn cầu…
Có lẽ những cảnh báo mà Báo cáo kinh tế Việt Nam 2013 đưa ra là không thừa với các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà quản lý và cả cộng đồng doanh nghiệp./.
Khánh An
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Bình Định: Không đổi tên xã Canh Vinh vì liên quan dự án trọng điểm Becamex VSIP
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế