
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Một góc sân bay quốc tế Orly (Pháp) hôm 30/3 - một ngày trước thời điểm sân bay này đóng cửa chống dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Đây cũng là dự báo kinh tế đầu tiên sau khi các quốc gia thành viên EU áp dụng các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan. Trước đó, trong tháng 2 - thời điểm châu Âu vẫn chưa “thấm” dịch, Ủy ban châu Âu dự báo GDP của EU sẽ tăng 1,4% trong năm 2020.
Việc các hoạt động kinh doanh sụp đổ trong chốc lát vì Covid-19 đã để lại hậu quả lớn đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí sức tàn phá về kinh tế của Covid-19 còn lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008-2009). “Mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nghiêm trọng ra sao phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch Covid-19 và khả năng mà chúng tôi khởi động lại các hoạt động kinh tế một cách an toàn và phục hồi sau đó”, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết.
Chính phủ các nước châu Âu đang xem xét kế hoạch gỡ bỏ lệnh phong tỏa sau vài tuần thiết lập chống dịch Covid-19. Italy, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Đức và Áo và nhiều quốc gia khác đã bắt đầu gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại. Tuy nhiên, quá trình khởi động lại các nền kinh tế ở châu Âu đang diễn biến chậm. Điều này có nghĩa rằng, các hoạt động sản xuất kinh doanh về cơ bản vẫn bị ảnh hưởng trong nhiều tháng tới.
“Châu Âu đang trải qua cú sốc kinh tế (do Covid-19) chưa từng có kể từ cuộc Đại khủng hoảng”, ông Paolo Gentiloni, Ủy viên phụ trách kinh tế của Ủy ban châu Âu nhận định.
Ông Gentiloni đánh giá, mức độ suy thoái và sức phục hồi của nền kinh tế là không tương đồng. Khoảng cách này đang là mối đe dọa đối với thị trường đơn lẻ và cả khu vực đồng Euro. Do đó, ông Gentiloni kêu gọi chính phủ các nước châu Âu cần có hành động quyết đoán.
Đại dịch Covid-19 đang gây xáo trộn lớn đến động lực tăng trưởng của châu Âu. Nền kinh tế Đức - cỗ máy tăng trưởng của EU - được dự báo thu hẹp 6,5% trong năm 2020, trong khi Italy - một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch trên thế giới - sẽ chứng khiến nền kinh tế suy giảm tới 9,5% trong năm nay. Đây là mức suy giảm kinh tế tồi tệ thứ 2 ở khu vực đồng Euro, chỉ sau Hy Lạp với GDP được ước giảm 9,7%.

-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành -
Thuế quan đè nặng xuất khẩu của Nhật Bản, làm dấy lên nỗi lo suy thoái kinh tế -
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại -
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19% -
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam