
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
-
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD
![]() |
Số liệu sơ bộ của chính phủ Mỹ cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, thấp hơn mức 2,9% của năm 2018. Ảnh: AFP |
Dự báo trên được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox Business Network. “Tôi cho rằng các dự báo (tăng trưởng kinh tế) của chúng ta đã sụt giảm do Boeing và các tác động khác, vì vậy tăng trưởng sẽ thấp đi. Chúng tôi lẽ ra có thể đạt tăng trưởng 3% nhưng Boeing có tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu bởi hãng này là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ”, ông Mnuchin nói thêm.
Trái lại, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho rằng trong những tháng gần đây, khả năng suy thoái kinh tế Mỹ dự báo xuất hiện trong năm tới đã giảm đáng kể, dựa trên đánh giá các mô hình suy thoái có tình toán đến biến động của thị trường trái phiếu và các yếu tố khác.
Trong báo cáo tình hình kinh tế Mỹ và chính sách tiền tệ trình Quốc hội Mỹ mới đây, Fed đánh giá, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2019 đã chững lại do hoạt động sản xuất chế tạo và tăng trưởng toàn cầu suy yếu; tuy nhiên các rủi ro chính và khả năng suy thoái của nền kinh tế thời gian đã suy giảm.
“Rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng Mỹ dường như đã giảm những tháng cuối năm 2019 do xung đột chính sách thương mại (Mỹ-Trung) phần nào hạ nhiệt và tăng trưởng ở các nền kinh tế khác có dấu hiệu ổn định và điều kiện tài chính được nới lỏng”, Fed cho biết.
Trong số các rủi ro mà Fed đề cập phải kể đến dịch bệnh do virus corona lan rộng toàn cầu khiến giá trị tài sản tăng lên và nợ cấp thấp có thể tiệm cận mức kỷ lục - điều này khiến Fed lo ngại có thể thành vấn đề lớn đối với suy thoái kinh tế.
Lo ngại dịch Corona phức tạp và làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lại khiến thị trường chứng khoán đi xuống như phiên giao dịch hôm 7/2, bất chấp thị trường Mỹ có thêm 225.000 việc làm mới trong tháng 1/2020.
Trong khi một quan chức Nhà Trắng nhận định, tác động của dịch Corona tới Mỹ sẽ ở mức tối thiểu. Thực tế dịch bệnh này đã gây ra một số tác động bất ngờ tới triển vọng kinh tế Mỹ mà Fed cho rằng đang được cải thiện sau một năm đầy biến động.
Theo Fed, các rủi ro đe dọa sự phục hồi của kinh tế Mỹ trong dài hạn (hơn 10 năm) đã giảm bớt sau ba lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm 2019 và bằng chứng cho thấy hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu dường như đã giảm kịch sàn.
“Hoạt động chi tiêu và dịch vụ của người tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng trở lại”, Fed khẳng định.
Báo cáo sơ bộ được chính phủ Mỹ công bố cuối tháng 1 cho biết, nền kinh tế số một thế giới tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng 2,9% của năm 2018 và cách khá xa so với mục tiêu đạt tăng trưởng 3% hoặc cao hơn mà Tổng thống Donald Trump đề ra.

-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh -
Chủ tịch Fed: Không nên vội giảm lãi suất, cần phải chờ đánh giá tác động thuế quan
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách