Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 15 tháng 10 năm 2024,
Kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm, mang nhận dạng ban đầu của suy thoái
Đông Phong - 29/07/2022 15:54
 
Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) cho rằng, quý II/2022 đánh dấu quý thứ hai suy giảm của kinh tế Mỹ và điều này phù hợp với đặc điểm nhận dạng lâu nay của suy thoái.
Nền kinh tế Mỹ suy giảm 1,6% trong quý I/2022. Ảnh: AFP
Nền kinh tế Mỹ suy giảm 1,6% trong quý I/2022. Ảnh: AFP

Theo ước tính của Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý II giảm 0,9% cùng kỳ năm ngoái.

Đây là quý thứ hai nền kinh tế Mỹ hứng chịu tăng trưởng âm. Trong quý I, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã suy giảm 1,6%, trái ngược với dự đoán tăng trưởng 0,3% của Dow Jones.

Về mặt chính thức, Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ vẫn cho rằng, nền kinh tế Mỹ vẫn ghi nhận cả suy thoái và tăng trưởng và không đưa ra đánh giá về nguy cơ suy thoái và tăng trưởng xảy ra trong bao lâu.

Thế nhưng, tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp là đặc điểm thường thấy đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc suy thoái.

Ông Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody's Analytics cho rằng: "Chúng ta đang không trong tình trạng suy thoái, nhưng rõ ràng là tăng trưởng kinh tế đang chậm lại". Ồng cũng cho rằng, nền kinh tế đang tiến gần đến tốc độ đình trệ, tiến tới hầu như không có tăng trưởng.

Các thị trường tại Mỹ phản ứng không mấy lạc quan với thông tin suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, chứng khoán Mỹ trượt nhẹ vào lúc mở cửa giao dịch ngày 28/7 trong khi hầu hết các mức lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đều đi xuống, thậm chí đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong thời hạn ngắn ở cuối đường cong lợi suất.

Trong báo cáo vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, tình trạng thất nghiệp tại quốc gia này vẫn gia tăng. Tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu đạt 256.000 trong tuần kết thúc vào ngày 23/7, giảm 5.000 so với mức điều chỉnh tăng của tuần trước, nhưng cao hơn ước tính 249.000 đơn của Dow Jones.

Giới phân tích lý giải rằng, Mỹ rơi vào tăng trưởng âm là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhận sụt giảm đồng loạt của hàng tồn kho, đầu tư vào khu vực dân cư và phi dân cư, và chi tiêu chính phủ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương. Bên cạnh đó, tổng đầu tư tư nhân tại Mỹ giảm tới 13,5% trong quý II.

Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại Mỹ trong quý II chỉ tăng 1% trong bối cảnh lạm phát liên tục lập đỉnh, còn chi tiêu cho dịch vụ vẫn tăng 4,1% trong quý II.

Hàng tồn kho - chỉ số đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP năm 2021 của Mỹ - lại trở thành lực cản đối với tăng trưởng quý II do sụt giảm 2 điểm phần trăm.

Các nhà kinh tế cho rằng, lạm phát là gốc rễ của nhiều vấn đề mà nền kinh tế Mỹ đang đối diện. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II của Mỹ đã tăng tới 8,6% và đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ quý IV/1981. Điều này khiến thu nhập cá nhân sau thuế điều chỉnh theo lạm phát giảm 0,5%, còn tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm còn 5,2%, từ mức 5,6% trong quý I.

Lạm phát cao của Mỹ có còn đáng sợ?
Số liệu lạm phát 9,1% trong tháng 6/2022 của Mỹ gây bất ngờ với một số nhà quan sát vì trái với dự đoán lạm phát hạ nhiệt của giới phân tích.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư