Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam vì sao đi lên?
Quang Hưng - 31/10/2014 17:05
 
() Góp ý với báo cáo kinh tế xã hội 2014 - kế hoạch 2015 của Chính phủ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị làm rõ, trong khi dự báo của ADB, IMF, WB nói rằng tình hình kinh tế thế giới  2014 khó khăn và hạ chỉ tiêu tăng trưởng của nhiều nước thì Việt Nam vẫn giữ ở mức 5,8%. Điều gì giúp chúng ta vượt qua được cái khó khăn mà cả thế giới đang khắc phục?
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Động lực tăng trưởng kinh tế tới 2025 phải từ trong nước
WB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dưới tiềm năng
Cuộc đời chìm nổi của doanh nhân Việt đêm trước đổi mới
Nguồn lực vẫn hướng vào những cơn khát đầu cơ ghê gớm

Góp ý với báo cáo kinh tế - xã hội 2014 và kế hoạch năm 2015, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, về tình hình kinh tế 2014, ông cơ bản tán thành với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

"Nhưng ở đây, trong năm 2014, tôi thấy rằng có những việc chúng ta làm được nhưng không nêu trong báo cáo", ông Kiên nói và dẫn chứng:

Thứ nhất, sau nhiều năm chúng ta phê bình nhau là tính dự báo trung hạn và dự báo trong các báo cáo không đạt yêu cầu, thì năm 2014, Chính phủ dự báo 14 chỉ tiêu thì đã đạt 13 chỉ tiêu. Như vậy là khả năng dự báo của Chính phủ đã được nâng lên 1 bước.

Thứ hai là giải phóng mặt bằng -  vốn là bài toán khó và gây chậm trễ cho việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công, vốn ODA thì năm 2014 chúng ta đã đạt thành tích nhất định trong lĩnh vực này, làm cho tiến độ giải ngân vốn trái phiếu chính phủ, giải ngân vốn ODA được nâng lên.

Thứ ba là công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã làm tốt 1 bước. Đặc biệt, sau sự kiện tháng 5/2014 ở các tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh chúng ta đã làm tốt công tác an ninh nội địa.

  Ông Nguyễn Đức Kiên:P Kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam vì sao đi lên?  
  Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Kiên  

Thứ tư là, trong năm 2014, chúng ta phải phát hành một lượng trái phiếu lớn để đảo nợ, nhưng phải nhìn nhận đảo nợ này là để kéo dài thời gian trả nợ, giúp làm giảm áp lực trả nợ trong những năm tiếp theo.

Thứ năm, 3 năm vừa qua, chúng ta đảm bảo được giá trị đồng Việt Nam, làm nhà đầu tư tin tưởng hơn vào thị trường Việt Nam. Cả 5 vấn đề đó chưa được nêu trong báo cáo Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên cũng đề nghị Chính phủ có báo cáo về vấn đề này để làm rõ, vì sao trong báo cáo, dự báo của ADB, IMF, WB đều nói rằng tình hình kinh tế thế giới năm 2014 khó khăn, hạ chỉ tiêu tăng trưởng của nhiều nước và thế giới, nhưng riêng chúng ta thì vẫn giữ 5,8%.

“Cái gì trong cơ cấu kinh tế, cái gì trong điều hành kinh tế năm 2014 giúp chúng ta vượt qua được khó khăn mà cả thế giới đang khắc phục, để đạt được 5,8%. Nếu nhìn vào số liệu sản xuất dầu thô, năm 2013, chúng ta sản xuất được 15,25 triệu tấn, tương đương 120.428 tỷ đồng thì năm 2014 chúng ta cũng sản xuất được 15,25 triệu tấn, nhưng chỉ thu về được hơn 107.000 nghìn tỷ đồng. Như vậy, phải có những ngành, lĩnh vực nào đó đã đóng góp lớn cho sự phục hồi của nền kinh tế mà báo cáo của Chính phủ chưa nêu ra”, đại biểu Nguyễn Đức Kiên nói.

Đối với kế hoạch 2015, đại biểu Nguyễn Đức Kiên góp ý: về cơ bản kinh tế của chúng ta đã vào đường ray, chúng ta khó có thể dùng các biện pháp cấp bách. Trước đó, các năm 2014 và 2013, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp cấp bách để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2015, tôi nghĩ, khó có khả năng điều chỉnh chính sách để tạo ra động lực lớn. Tôi kiến nghị, chúng ta không nên đề ra chính sách nào đột phá hoặc làm hài lòng các đối tượng khác để điều hành vì chúng ta đã có nhiều chính sách nhưng chưa đủ thời gian để chính sách đi vào cuộc sống.

Đối với kế hoạch 5 năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội góp ý: 11 chỉ tiêu về tiêu tiền thì chúng ta đạt còn 7 chỉ tiêu về sản xuất, về làm ra tiền thì không đạt. Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó như thế, liệu chúng ta có nuôi được nguồn thu cho ngân sách nhà nước?

Ông Tiến cũng không quên nhắc lại, trong phiên họp trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã báo cáo trước Quốc hội việc bắt đầu từ năm 2011, Việt Nam đã phát hành trái phiếu để đảo nợ. Hơn nữa, tỷ lệ nợ công chiếm 65% GDP là trong chiến lược nợ công quy định đến năm 2020, chứ không phải là đến năm 2015. Nếu năm 2015 đã "đạt" đến 64% GDP thì có phải chúng ta tiêu hết của 6 năm về sau không (?).

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư