
-
Tất cả các địa phương sẽ có chung “thước đo phát triển”
-
Ngành nông nghiệp quyết tâm cán đích xuất khẩu 65 tỷ USD trong năm 2025
-
Đà Nẵng tổ chức Chương trình nghệ thuật, trình diễn pháo hoa đặc sắc
-
Nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành của Bình Định xin nghỉ hưu trước tuổi
-
Hơn 7,7 tỷ đồng tổ chức xe đưa rước cán bộ, công chức, viên chức đi làm ở TP.HCM -
Thành phố Huế công bố sắp xếp các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp
Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc diện cao nhất thế giới - 2,91%, nền kinh tế Việt Nam có thể nói đã đạt thành công kép khi đã kiểm soát lạm phát ở mức chỉ 3,23%, đạt mục tiêu đề ra (kiểm soát dưới 4%).
Con số này vừa được Tổng cục Thống kê công bố vào chiều ngày 27/12/2021. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những yếu tố làm cho CPI tháng 12 tăng.
Tuy nhiên, mức tăng nhẹ của CPI tháng 12 khiến CPI bình quân năm nay chỉ tăng 3,23% so với năm 2019. Nếu tính riêng quý IV, thì CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2019.
Có thể nói, trong năm 2020, diễn biến lạm phát chịu nhiều áp lực tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng bởi giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế giới, nhất là giá dầu, giá lương thực, thực phẩm… Đầu năm, nhiều ý kiến lo ngại về việc CPI năm nay sẽ tăng cao.
Tuy nhiên, nhờ các cấp, các ngành đã tích cực triển khai các biện pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch và ổn định thị trường, nhất là với giá cả thịt lợn, mặt hàng ảnh hưởng khá nhiều tới diễn biến CPI hồi đầu năm, tốc độ tăng CPI đã có xu hướng giảm dần.
Kết quả cuối cùng, lạm phát năm nay được kiểm soát ở mức 3,23%. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, việc lạm phát được kiểm soát ở mức thấp có thể coi là một dấu ấn trong điều hành kinh tế của Chính phủ. Kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ được sự ổn định, và đây là nền tảng cơ bản để nền kinh tế có được tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt hơn.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
Ở góc độ khác, giá vàng trong nước tiếp tục biến động theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 12/2020 giảm 0,83% so với tháng trước; tăng 30,95% so với cùng kỳ năm 2019. Bình quân năm 2020, giá vàng tăng 28,05% so với năm 2019.
Trong khi đó, Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2020 giảm 0,23% so với tháng trước và giảm 0,09% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy là bình quân năm 2020, giá đô la Mỹ giảm 0,02% so với năm 2019.

-
Đà Nẵng tổ chức Chương trình nghệ thuật, trình diễn pháo hoa đặc sắc
-
Nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành của Bình Định xin nghỉ hưu trước tuổi
-
Hơn 7,7 tỷ đồng tổ chức xe đưa rước cán bộ, công chức, viên chức đi làm ở TP.HCM
-
Thành phố Huế công bố sắp xếp các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp
-
Nghệ An công bố tổ chức sắp xếp các đơn vị hành chính -
Bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án Tòa án Nhân dân 12 khu vực tại Hà Nội -
Hà Tĩnh công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính -
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu tỉnh An Giang tập trung triển khai ba nhiệm vụ trọng tâm -
Công bố nhân sự lãnh đạo tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân “sợ hay ngại” khi đến cơ quan công quyền -
Công bố nhân sự Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách