Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
KoCham: Mất 2 - 3 tháng mới được cấp giấy phép lao động
Khánh Linh - 19/03/2023 09:53
 
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc có nhiều ý kiến liên quan đến giấy phép lao động gửi tới VBF 2023.
,
Ông Hongsun, Chủ tịch Kocham phát biểu tại VBF 2023.

Phát biểu tại VBF 2023, ông Hongsun, Chủ tịch Kocham cho biết đã nhận được phản ánh vướng mắc về việc quá trình từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp giấy phép mất rất nhiều thời gian.

Ngay cả sau khi nộp hồ sơ lần đầu, nhiều trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ dẫn đến thông thường phải mất 2 - 3 tháng mới được cấp Giấy phép lao động, thậm chí có những trường hợp mất hơn 6 tháng do phải thực hiện các thủ tục bổ sung, ông Hong Sun cung cấp thông tin cụ thể.

Trường hợp phải bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sẽ xử lý nhanh hơn nếu được hướng dẫn nhất quán ngay từ đầu.

“Hiệp hội kính đề nghị cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn chính xác, nhất quán liên quan đến hồ sơ phải nộp", ông Hong Sun kiến nghị.

Theo phân tích của Kocham, kể từ tháng 2/2021, điều kiện cấp giấy phép lao động đã được thắt chặt hơn theo quy định của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Điều này dẫn đến việc người lao động sẽ không được cấp ‘Giấy phép lao động theo diện chuyên gia’ nếu kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương ứng không đủ từ 3 năm trở lên.

Ngoài ra, liên quan đến cộng đồng Hàn Quốc, những học viên hoàn thành Khóa đào tạo nhà quản lý và nghiệp vụ trong thời gian 1 năm theo Chương trình K-Move School do Chính phủ Hàn Quốc tổ chức nhằm hỗ trợ các nhân lực trẻ không được cấp ‘Giấy phép lao động diện chuyên gia’ do không đáp ứng đủ số năm kinh nghiệm làm việc.

Dù thời gian đào tạo của Chương trình K-Move School ngắn, tuy nhiên, những người được lựa chọn đào tạo nghiệp vụ tập trung theo Chương trình này có đầy đủ năng lực ngang tầm chuyên gia. Do đó, Kocham đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ cấp ‘Giấy phép lao động diện chuyên gia’ cho những người đã hoàn thành Chương trình này.

Trường hợp việc cấp ‘Giấy phép lao động diện chuyên gia gặp khó khăn, đề nghị Chính phủ tạo điều kiện để họ được cấp ‘Giấy phép lao động diện giám đốc điều hành’ do Họ đa phần là những người đảm nhận vai trò Người đứng đầu trong doanh nghiệp”, Kocham kiến nghị.

Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ  tại Việt Nam (AmCham) cũng có kiến nghị tương tự khi nhắc đến Nghị quyết 105/NQ-CP vừa hết hiệu lực đang gây khó khăn cho các công ty trong việc giữ chân lao động nước ngoài hiện tại đang làm việc tại Việt Nam và huy động thêm lao động nước ngoài mới do các quy định cải tiến về giấy phép lao động hiện đã chuyển sang các quy định nặng nề hơn theo Nghị định 152.

AmCham khuyến nghị không nên gắn tiêu chí bằng đại học trở lên với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài sẽ đảm nhận tại Việt Nam để người lao động nước ngoài có thể xin giấy phép lao động dưới dạng “chuyên gia”; Lĩnh vực đào tạo của kỹ thuật viên nước ngoài không được gắn với vai trò hoặc kinh nghiệm liên quan nếu người đó xin giấy phép lao động có chứng nhận kinh nghiệm...

Đây là các điều khoản được quy định trong Nghị quyết 105 vừa hết hiệu lực vào đầu năm 2023.

Các doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu
Lo ngại về tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam kiến nghị cân nhắc các biện...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư