Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kỷ luật lãnh đạo Vinatex do sai phạm, khuyết điểm tại đại dự án thua lỗ: Lại "phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm"
Thế Hoàng - 02/11/2017 10:37
 
Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phải chịu trách nhiệm với những khuyết điểm, sai phạm liên quan đến dự án Xơ sợi Đình Vũ và bị đề xuất hình thức kỷ luật là "phê bình nghiêm khắc".
Báo cáo của Chính phủ về việc xử lý vi phạm của các tập thể, cá nhân tại các Dự án, doanh nghiệp thua lỗ, tất cả thành viên Hội đồng quản trị của Vinatex qua các thời kỳ từ 2008 đến 2014 đều bị phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Đối với các cá nhân thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tất cả thành viên Hội đồng quản trị của Vinatex qua các thời kỳ từ 2008 đến 2014 đều bị phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Báo cáo của Chính phủ về việc xử lý vi phạm của các tập thể, cá nhân tại các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, đắp chiếu, kém hiệu quả, lãnh đạo một số Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Hóa chất đều bị kỷ luật,...

Báo cáo, do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa ủy quyền ký, cho hay: Tính đến thời điểm này, công tác tiến hành kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến những khuyết điểm, sai phạm đã có một số kết quả đối với các dự án thua lỗ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam....

Đối với tập thể, Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hội đồng thành viên của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dệt may (Vinatex) phải chịu trách nhiệm với những khuyết điểm, sai phạm liên quan đến các dự án và bị đề xuất hình thức kỷ luật là "phê bình nghiêm khắc".

Cụ thể, đối với các cá nhân thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tất cả thành viên Hội đồng quản trị của Vinatex qua các thời kỳ từ 2008 đến 2014 đều bị phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Trước đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã phải thực hiện kiểm điểm sau Kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình về xử lý sau thanh tra việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ.

Thực hiện Quyết định 386/2006 về chiến lược phát triển ngành dầu khí giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2026, ngày 15/7/2007, PVN ký thỏa thuận hợp tác Vinatex, và thành lập ra Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex) để quản lý, đầu tư xây dựng Dự án sản xuất xơ sợi Đình Vũ có địa chỉ tại khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng.

Ngày 14/3/2008, PVTex chính thức hoạt động với số vốn điều lệ 160.000 triệu đồng. Qua 3 lần tăng vốn điều lệ và thoái vốn của một số cổ đông, đến 31/12/2014, vốn điều lệ là 1.996.000 triệu đồng.

Dự án có công suất 500 tấn/ngày. Theo kế hoach, Dự án có thời gian xây dựng không quá 25 tháng kể từ ngày khởi công 23/7/2009, đúng tiến độ phải hoàn thành vào 23/8/2011, nhưng Dự án đã bị chậm tiến độ tới 726 ngày, mãi đến 19/8/2013 mới nghiệm thu sơ bộ.

Do thời gian chậm tiến độ tới 2 năm đã làm đội chi phí đầu tư (chi phí kéo dài chạy thử, lãi vay do chậm tiến độ, chi phí nhân lực vận hành, nên Dự án sau khi đưa vào vận hành không có hiệu quả kinh tế, dù trước đó Chủ đầu tư dự tính sẽ hoàn vốn toàn bộ sau thời gian 8 năm 8 tháng.

Trong quá trình triển khai đầu tư, PVTex đã điều chỉnh tổng mức đầu tư vào dự án này, tăng thêm 34 triệu USD so với dự kiến ban đầu, lên 359 triệu USD (tương đương 7.000 tỷ đồng). Và thời gian thu hồi vốn dự án lên tới 22 năm 10 tháng, cao hơn tuổi thọ của Dự án là 22 năm (gồm 2 năm xây dựng và 20 năm vận hành).

Tuy nhiên, kết quả sản xuất của dự án xơ sợi Đình Vũ từ khi chạy thử cho đến chính thức đều liên tục lỗ.

Tính từ 2012 đến 31/12/2014, lỗ lũy kế 1.472 tỷ đồng, trong đó: 2012 lỗ 21,5 tỷ đồng; 2013 lỗ 366,2 tỷ, 2014 lỗ 1,085 tỷ đồng.

Nhà máy đã phải đắp chiếu, không hoạt động từ năm 2015 và để lại ghánh nặng tài chính “khổng lồ” cho nền kinh tế.

Nguyên nhân được chỉ ra là do công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động của PVN, Vintex đối với vai trò đại diện chủ sở hữu vốn và người đại diện vốn tại PVTex chưa thường xuyên, kịp thời, có nhiều thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện.

Việc quản lý đầu tư xây dựng của chủ đầu tư cũng còn nhiều vi phạm quy định dẫn đến chi phí tăng cao, suất đầu tư lớn. Trách nhiệm được Thanh tra Chính phủ chỉ ra thuộc về HĐQT, Tổng giám đốc các đơn vị liên quan gồm PVN, Vinatex, PVTex.

Bộ Công thương cho biết, tình trạng hiện tại của dự án PVTex là hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa thể khởi động lại do PVTex bị thua kiện trong vụ tranh chấp với KCN Đình Vũ. PVTex không có khả năng thu xếp nguồn trả nợ nên dẫn đến chậm thanh toán đối với các nghĩa vụ theo phán quyết của Tòa án, nên phương án khởi động lại Nhà máy hay bán/chuyển nhượng là khó khả thi.

Bộ trưởng Bộ Công thương nhắc Vinatex tuân thủ về bảo vệ môi trường
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh một lần nữa đã đề nghị Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cần làm tốt hơn câu chuyện về bảo vệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư