Thứ Ba, Ngày 29 tháng 04 năm 2025,
Kỳ vọng chấn hưng nền kinh tế
Mạnh Bôn - 22/10/2013 06:48
 
Kỳ họp Quốc hội thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã khai mạc hôm qua, 21/10, đánh dấu nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết 10/2011/QH13 về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 với nhiều trăn trở, bởi không ít mục tiêu quan trọng trong Nghị quyết đứng trước khả năng khó có thể hoàn thành. >>> Ủy ban kinh tế: GDP tăng 5,4% là "hợp lý" >>> Thủ tướng báo cáo về kinh tế - xã hội trước Quốc hội >>> Quốc hội thảo luận các điểm nóng kinh tế

Nhìn lại chặng đường gần 3 năm đã qua, có thể thấy, với nỗ lực lớn, nền kinh tế đạt được những kết quả ấn tượng, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối, chất lượng đầu tư phát triển có xu hướng cải thiện (hệ số ICOR trong 3 năm vừa qua đã giảm xuống chỉ còn 5,53 thay vì 6,7 của 3 năm trước đó)…

Kỳ họp Quốc hội thứ 6, Quốc hội khoá XIII đánh dấu nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết 10/2011/QH13 về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2011-2015

Nhưng đánh giá từng mục tiêu cụ thể, các đại biểu Quốc hội không thể không lo lắng cho nửa chặng đường lại của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.

Với những khó khăn chồng chất, năm 2013 có 4 chỉ tiêu khó có khả năng đạt kế hoạch và cũng đều là chỉ tiêu quan trọng là tăng trưởng GDP, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tạo việc làm và tăng trưởng dư nợ tín dụng.

Bội chi ngân sách khó giữ được ở mức 4,8% GDP và thu ngân sách cũng rất khó cán đích cùng lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động trong 8 tháng đầu năm đã lên đến con số 41.840.

Trong bối cảnh đó, phải có những quyết sách táo bạo để hoàn thành Nghị quyết 10/2011/QH13. Nhiều giải pháp “chấn hưng nền kinh tế” được Chính phủ trình Quốc hội thảo luận và quyết định tại Kỳ họp thứ 6, trong đó có giải pháp phải chấp nhận hy sinh mục tiêu bội chi, thậm chí cả nợ công, nhằm đẩy vốn ra nền kinh tế, thu hút vốn của các tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Theo đề xuất của Chính phủ, năm 2014, mức bội chi sẽ tăng lên mức 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP, nguồn vốn trái phiếu chính phủ đầu tư cho nền kinh tế chạm mốc 100.000 tỷ đồng, gấp 2 lần bình quân năm 2011 và 2012, nguồn vốn tín dụng của Nhà nước cũng tăng rất mạnh so với 2 năm gần đây…, nâng tổng mức đầu tư toàn xã hội lên mức kỷ lục với 1.235 tỷ đồng.

Để ấn nút thông qua các con số đầu tư kể trên, các đại biểu Quốc hội hết sức trăn trở, bởi nó ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới rất nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác của cả Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015, như bội chi, nợ công, chỉ số ICOR… Và nếu đầu tư kém hiệu quả, sẽ ngay lập tức gây áp lực lên lạm phát, làm giảm hiệu quả của rất nhiều thành quả đã đạt được trong suốt 3 năm vừa qua.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc hy sinh bội chi, chấp nhận tăng nợ công để gia tăng đầu tư là giải pháp tối ưu nhất. Bởi hai giải pháp hữu hiệu khác là miễn, giảm, gia hạn thuế; giảm lãi suất ngân hàng không còn nhiều dư địa. Vì vậy, rất cần các đại biểu Quốc hội có quyết định táo bạo, đồng thời đưa ra các giải pháp để phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư, hạn chế tiêu cực của việc gia tăng đầu tư đến các cán cân kinh tế vĩ mô khác.

Thủ tướng báo cáo về kinh tế - xã hội trước Quốc hội
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và dự  kiến...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư