
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
![]() |
Kỳ vọng GDP cả năm 2022 đạt 5,501 triệu tỷ đồng, tăng 7,82% so với năm trước. |
GDP năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022
Năm 2021, GDP tính theo giá so sánh (mới được công bố trên Niên giám Thống kê 2021) đạt 5,134 triệu tỷ đồng, tăng 2,58% so với năm trước. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, kinh tế tăng trưởng rất thấp trong nhiều năm qua.
Từ báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng 2022 của Tổng cục Thống kê về GDP 6 tháng đầu năm 2022, có thể suy ra, GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2,445 triệu tỷ đồng. Cũng từ đó, tính ra GDP 6 tháng cuối năm 2021 đạt 2,689 triệu tỷ đồng, giảm 0,1% so với cùng kỳ; trong đó, quý III giảm rất sâu (-6,02%), dù quý IV có tăng khá (5,22%), nhưng tính chung 6 tháng vẫn còn giảm. Nguyên nhân quy mô và tốc độ tăng thấp do đại dịch Covid-19 xảy ra trong năm 2020, bùng phát trong năm 2021.
Điều cần chú ý, năm 2020 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm (2016-2020) và của Chiến lược 10 năm (2011-2020); năm 2021 là năm đầu tiên của Kế hoạch 5 năm với tốc độ tăng bình quân năm là 6,5-7%, của Chiến lược 10 năm với tốc độ tăng bình quân năm là 7%. Với gốc so sánh thấp như trên, mục tiêu tăng GDP trong năm 2022 phải đạt 6-6,5%, cao gấp đôi tốc độ tăng tương ứng của 2 năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, GDP ước đạt 2,602 triệu tỷ đồng, tăng 6,42%, trong đó quý I ước đạt 1,256 triệu tỷ đồng, tăng 5,05%, quý II ước đạt 1,347 triệu tỷ đồng, tăng 7,72%. Đó là những mức tăng khá cao, thể hiện đà tăng cao lên của GDP. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển chiến lược phòng chống đại dịch Covid-19 sang trạng thái mới.
Kỳ vọng GDP năm 2022
Quý III năm nay, nếu quy mô GDP đạt như quý II (1,347 triệu tỷ đồng), thì tốc độ tăng của quý III/2022 sẽ đạt khoảng 11% - mức tăng cao chưa từng có trong nhiều năm qua. Nếu nhìn vào tốc độ tăng, thì dễ nhầm là quá nóng, nhưng nếu so với số gốc so sánh 2021 giảm sâu, thì kỳ vọng này là có tính khả thi.
Từ kết quả 6 tháng đã công bố và dự báo quý III như trên, có thể kỳ vọng GDP 9 tháng năm 2022 đạt 3,934 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Kỳ vọng GDP quý IV/2022 có tốc độ tăng bằng với tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm, thì quy mô tuyệt đối sẽ đạt khoảng 1,567 triệu tỷ đồng. Theo đó, quy mô GDP 6 tháng cuối năm 2022 sẽ đạt 2,914 triệu tỷ đồng, tăng 8,4%, ngược chiều so với tốc độ giảm tương ứng (-0,1%) của cùng kỳ năm trước và là tốc độ tăng cao hiếm thấy.
Kỳ vọng GDP cả năm 2022 đạt 5,501 triệu tỷ đồng, tăng 7,82% so với năm trước. Đây sẽ là tốc độ tăng cao nhất từ năm 1998 đến nay.
Những vấn đề đặt ra
Tốc độ tăng cao, nhưng quy mô tuyệt đối không lớn hơn nhiều so với trước đại dịch. Do chỉ nhìn vào tốc độ tăng (số tương đối), trong không ít người đã xuất hiện tư tưởng chủ quan, thỏa mãn với kết quả đã đạt được. Tư duy này ít nhiều ảnh hưởng tới các giải pháp khắc phục hạn chế, lưỡng lự với các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Một vấn đề khác là các yếu tố của tăng trưởng vẫn còn bất cập, thậm chí có những yếu tố tăng chậm lại.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP vẫn ở mức dưới 30%. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện 7 tháng so với kế hoạch năm còn thấp; một số bộ/ngành, tỉnh/thành phố còn thấp hơn và giảm so với cùng kỳ. Doanh nghiệp rời hoặc tạm rời thị trường còn nhiều. Vốn FDI đăng ký mới tiếp tục giảm.
Tổng mức bán lẻ tăng cao, nhưng tỷ lệ so với tiêu dùng cuối cùng giảm; có phần do gốc so sánh thấp và tâm lý tiết kiệm, thậm chí còn “thắt lưng, buộc bụng”.
Chi phí đầu vào cao do đơn giá tính bằng USD vẫn tăng, nếu tỷ giá VND/USD tăng, thì tính bằng VND còn tăng kép.
Tăng trưởng tín dụng cả năm đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ấn định ở mức 14% - cao không đáng kể so với 2 năm trước, trong khi mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng tương ứng của 2 năm trước. Ngân sách tiếp tục bội chi, trong khi CPI được dự báo tăng cao.

-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort