-
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ
Phở khô, bún khô, bánh tráng của Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi trong sự kiện Tuần hàng Việt Nam tai Bank Kok, Thái Lan, tháng 8/2017 |
Sự kiện Công ty MM Mega Market Việt Nam (MM) đã xuất khẩu được đơn hàng đầu tiên đang tiếp thêm hy vọng về đầu ra cho nông sản nội địa.
Điều quan trọng là việc xuất khẩu được nông sản sang Thái, thị trường Việt Nam có mức nhập siêu lớn trong những năm gần đây sẽ mở ra hy vọng về cân bằng cán cân thương mại.
Trong chiến dịch hỗ trợ hàng Việt tiếp cận hệ thống bán lẻ tại Thái Lan, Tập đoàn Central Group sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Bang Kok, Thái Lan từ 22-26/8/2018.
Bà Lê Thị Mai Linh, Phó chủ tịch điều hành, Quan hệ đối ngoại và Truyền thông của Central Group cho hay, năm nay là năm thứ 3, sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại Bang Kok, Thái Lan được Central Group tổ chức nhằm kết nối Bộ phận thu mua từ các nhà bán lẻ Thái Lan với hàng Việt, nhấn mạnh vào nhóm hàng nông sản.
"Dù không dễ dàng nhưng với quan điểm tất cả các bên trong chuỗi cung ứng đều có lợi ích, Central Group vẫn tiếp tục đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối tại Thái Lan".
Những năm gần đây, nhập siêu từ Thái Lan đã tăng chóng mặt, dù sản xuất trong nước cũng không ngừng được cải thiện, với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… tăng cao.
Số liệu của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho thấy, nếu năm 1995, nhập siêu từ Thái Lan chỉ là 339 triệu USD, thì năm 2008 tăng lên 3,62 tỷ USD, rồi vọt lên 5,16 tỷ USD năm 2016.
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thái Lan trong năm 2017 đạt 15,28 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 4,79 tỷ USD, tăng 29,7%, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18,6%. Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan khoảng 5,71 tỷ USD, tăng 10,7%.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan chủ yếu là nông sản, thủy sản và khoáng sản. Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN tại các nước nhập khẩu nhưng giá cả còn phụ thuộc vào biến động trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu chưa ổn định.
Hiện, Thái Lan đã đồng ý cho phép nhập khẩu chính thức đối với thanh long (ruột trắng, đỏ), xoài, nhãn và vải của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Thái Lan vẫn ở mức thấp, đạt khoảng 36 triệu USD trong năm 2017, giảm 9,9% so với năm 2016.
Nhìn chung, người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng các mặt hàng tươi sống, tuy nhiên yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối cao theo tiêu chuẩn của các cam kết quốc tế và khu vực cũng như quy định trong nội địa.
Các sản phẩm thực phẩm cần được cấp chứng nhận của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Thái Lan khi nhập khẩu vào nước này.
Với những yêu cầu nghiêm ngặt về nhập khẩu với nông thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng lưu ý các doanh nghiệp về thuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng hàng hóa, đơn cử, với mặt hàng thủy sản tươi sống nhập khẩu vào Thái Lan bắt buộc phải đăng ký nhập khẩu và thông tin vận chuyển hàng hóa với cơ quan chức năng tại cổng thông tin Fishery Single Window System (FSWS).
Một số loại tôm và các sản phẩm thuộc danh mục hàng quý hiếm nằm trong diện mặthàng cần kiểm tra đặc biệt. Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng (white shrimp), tôm sú (black tiger shrimp) và tép xanh (blue shrimp) cần đăng ký với cơ quan chức năng thông tin về địa điểm bảo quản hàng, giấy tờ chứng nhận kiểm dịch (đối với hàng tươi sống) và mẫu sản phẩm để tiến hành xét nghiệm. Quy trình kiểm tra hàng mẫu diễn ra trung bình khoảng 30 ngày.
Được biết, các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thái Lan trong năm 2017 gồm sản phẩm điện gia dụng và linh kiện (882 triệu USD, giảm 7,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (904 triệu USD, tăng 11,3%); xăng dầu (941 triệu USD, tăng 44,7%); rau quả (857 triệu USD, tăng 109%); ô tô nguyên chiếc (703 triệu USD, tăng 8,9%)...
-
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng xuất khẩu xi măng sang Nam Phi -
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang