Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kỳ vọng lần đầu tiên có 4 mặt hàng xuất khẩu vượt 40 tỷ USD
Minh Nhung - 08/10/2022 11:48
 
Năm 2021, Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu vượt 40 tỷ USD; kỳ vọng năm 2022 sẽ có 4 mặt hàng vượt mốc này, trong đó 2 mặt hàng vượt 55 tỷ USD, 1 mặt hàng vượt 60 tỷ USD.
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, tính từ đầu năm đến ngày 15/9.

Các mặt hàng cụ thể

Điện thoại và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, tính từ đầu năm đến ngày 15/9 đạt 42,4 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ chung và chiếm gần 16% tổng kim ngạch của cả nước. Dự đoán bình quân một tháng trong 3,5 tháng còn lại đạt bằng tháng 8 (6,09 tỷ USD), thì tính chung năm 2022, sẽ vượt mốc 63,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với kỷ lục trong năm trước (57,5 tỷ USD). Mặt hàng này đã có mặt ở 54 thị trường chủ yếu, trong đó 36 thị trường đạt trên 100 triệu USD, 6 thị trường đạt trên 1 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 38,6 tỷ USD tính từ đầu năm đến ngày 15/9, tăng 17% so với cùng kỳ, chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu bình quân một tháng trong 3,5 tháng còn lại đạt bằng tháng 8 (4,94 tỷ USD), thì cả năm 2022 sẽ cán mốc 56 tỷ USD, tăng 10% so với kỷ lục đã đạt được trong năm 2021 (50,8 tỷ USD). Mặt hàng này có mặt ở 51 thị trường chủ yếu, trong đó có 27 thị trường đạt trên 100 triệu USD, 5 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/9, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 31,8 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dự báo bình quân một tháng trong 3,5 tháng cuối năm nay đạt bằng tháng 8 (4,49 tỷ USD), thì cả năm 2022 sẽ đạt kỷ lục mới, vượt mốc 37,5 tỷ USD, tăng 24% so với năm trước (38,3 tỷ USD). Mặt hàng này có mặt ở 53 thị trường chủ yếu, trong đó có 28 thị trường đạt trên 100 triệu USD, 6 thị trường đạt trên 1 tỷ USD.

Dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu tính đến ngày 15/9 là 27,5 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ, chiếm 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dự báo bình quân 1 tháng trong 3,5 tháng cuối năm có mức bằng với tháng 8 (trên 4 tỷ USD), thì cả năm 2022 sẽ tăng 26,5% so với năm trước (32,8 tỷ USD). Mặt hàng này có mặt ở 61 thị trường chủ yếu, trong đó có 22 thị trường đạt trên 100 triệu USD, có 3 thị trường đạt trên 1 tỷ USD.

Đánh giá chung

Các mặt hàng trên là 4 mặt hàng có kỹ thuật - công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động, đạt kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng. Tính từ đầu năm đến ngày 15/9, kim ngạch các mặt hàng này đạt 140,3 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng 18,2% của tổng tim ngạch, chiếm 52,9% tổng kim ngạch (cao hơn tỷ trọng 52,7% của cùng kỳ).

Dự đoán kim ngạch xuất khẩu bình quân một tháng của 3 tháng rưỡi còn lại bằng mức của tháng 8, thì kim ngạch của 4 mặt hàng trên trong thời gian này sẽ đạt 68,3 tỷ USD, cả năm đạt 208,6 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm trước và chiếm khoảng 53,8% tổng kim ngạch, cao hơn tỷ trọng 53,3% của năm trước. Điều đó chứng tỏ vai trò của các mặt hàng này đối với quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Thị trường của 4 mặt hàng trên trong 8 tháng đầu năm 2022 có 67 thị trường chủ yếu, trong đó có 30 thị trường đạt trên 500 triệu USD. Đặc biệt, các mặt hàng này có 21 thị trường lớn đạt trên 1 tỷ USD (lớn nhất là Mỹ 45,44 tỷ USD, tiếp đến là Trung Quốc 19,78 tỷ USD, Hàn Quốc 10,22 tỷ USD, Hồng Kông 6,02 tỷ USD, Nhật Bản 5,87 tỷ USD, Hà Lan 4,23 tỷ USD, Đức 2,98 tỷ USD, Ấn Độ 2,42 tỷ USD, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2,26 tỷ USD…).

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 41 tỷ USD sau 9 tháng năm 2022
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 9 tháng năm 2022 ước đạt 40,79 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư