
-
Phê duyệt Đề án Định hướng lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI của Chính phủ
-
Sẽ ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
-
Đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025
-
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV
-
Hưng Yên thông qua 9 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội -
Hải Phòng đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố
Cũng theo Khung hướng dẫn, thì một sự chuyển hướng chính sách điều hành kinh tế vĩ mô có thể cũng sẽ diễn ra trong năm tới, bởi mục tiêu tổng quát được đề cập là “đẩy nhanh phát triển kinh tế đi đôi với việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô”.
![]() | ||
Năm 2014 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định khả năng hoàn thành mục tiêu Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 |
Với mục tiêu này, có thể hiểu, Chính phủ đang hướng tới các giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP, thay vì ưu tiên kiềm chế lạm phát như những năm trước đây. Tất nhiên, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô sẽ không bao giờ bị lơ là. Trong Khung hướng dẫn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2014 ở mức 7%.
Câu hỏi quan trọng trong lúc này là, liệu nền kinh tế có đạt được mức tăng trưởng 6% trong năm tới hay không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi xây dựng Khung kế hoạch đã lựa chọn con số này trên cơ sở các dự báo rằng, kinh tế thế giới sẽ hồi phục tích cực trong năm 2014, với tăng trưởng GDP dự kiến ở con số 4%, còn thương mại thế giới sẽ tăng trưởng 5,3%, cao hơn đáng kể so với các mức tương ứng là 3,3% và 3,6% của năm 2013.
Nhiều dự báo ở trong nước cũng cho thấy, sản xuất - kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm và điều này sẽ tác động tốt tới tăng trưởng kinh tế trong năm nay, cũng như năm tới. Nếu coi năm 2013 là đáy của chữ U trong mô hình hồi phục kinh tế, thì năm 2014, khi đáy chữ U nhích lên, khả năng hồi phục của kinh tế Việt Nam là cao. Vì thế, không ít quan điểm cho rằng, 6% là mục tiêu có thể đạt được.
Mặc dù vậy, phải thẳng thắn thừa nhận, mục tiêu tăng trưởng 6% của năm 2014 được đặt ra trong bối cảnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo rằng, năm nay, tăng trưởng GDP đạt mục tiêu đề ra là 5,5%. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, có thể khẳng định, không dễ để nền kinh tế về đích năm 2013, nếu như các giải pháp mà Chính phủ đề ra nhằm thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, cũng như các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường… không được thực thi quyết liệt và hiệu quả.
Nếu năm 2013 là năm bản lề, thì năm 2014 cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định khả năng hoàn thành mục tiêu Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Đã qua nửa chặng đường của Kế hoạch 5 năm này, song nền kinh tế Việt Nam chưa bao giờ khó khăn đến thế. Vì vậy, để đạt mục tiêu đề ra của năm 2013, hay 2014, và của cả Kế hoạch 5 năm, đòi hỏi toàn nền kinh tế phải nỗ lực rất lớn.
Nguyên Đức

-
Hưng Yên thông qua 9 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội -
Hải Phòng đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố -
VIREA bắt tay 3 đối tác chiến lược, thúc đẩy công nghiệp xây dựng xanh -
Đà Nẵng và Quảng Nam lập Ban Chỉ đạo về sáp nhập tỉnh giữa hai địa phương -
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho địa phương tự chủ -
Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập đoàn đàm phán thương mại song phương -
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện năm 2024