-
Cẩn trọng khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội -
Dồn lực đầu tư hạ tầng, MobiFone quyết tâm trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu -
Thanh toán được bằng Zalopay trên App Store và các dịch vụ khác của Apple -
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới -
Nhiều thương hiệu, nền tảng công nghệ xuất sắc được vinh danh tại Tech Awards 2024 -
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi
Trang nghe nhạc online Keeng.vn thuộc Trung tâm Nội dung Số của Viettel vừa tiến hành một cuộc hội thảo bàn về cách hợp tác thu phí nhạc số. Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của giới nghệ sĩ, trong đó có các nhạc sĩ, ca sĩ tên tuổi như Quốc Trung, Huy Tuấn, Mỹ Linh, Thu Minh, Thanh Bùi, The Men, MTVs…
Thu Minh và Nathan Lee đến tham dự hội thảo
Ca sĩ trẻ Bảo Trâm Idol
Mục đích của buổi hội thảo là các bên tìm ra giải pháp cụ thể cho việc thu phí nhạc số - vấn đề được đặt ra từ 1 năm nay nhưng kết quả chưa như mong đợi. Các giải pháp tập trung vào vấn đề mô hình kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận, các lựa chọn kinh doanh của các nghệ sĩ đối với tác phẩm của mình và việc kiểm soát bản quyền nội dung.
Trên thế giới tồn tại 2 mô hình kinh doanh nhạc số phổ biến. Một là, thu phí theo từng bài hát, album, như trường hợp trên kho iTunes của Apple, download nội dung nào trả tiền theo nội dung đó. Hai là thu phí theo tháng để khách hàng nghe và tải không giới hạn, điển hình là trường hợp của Spotify.com. Cả hai mô hình đều có ưu và nhược điểm.
Ở Việt Nam, thói quen nghe nhạc miễn phí đã tồn tại từ lâu, do vậy mô hình kinh doanh cần có những bước đi phù hợp.
Phương án của Keeng đưa ra là kết hợp sự ưu việt của 2 mô hình trên của thế giới, khách hàng nào có nhu cầu thường xuyên thì mua theo tháng, với mức phí là 20.000 đồng/tháng. Còn người dùng muốn mua theo bài hát hoặc album lẻ thì trả tiền theo giá của sản phẩm đó, có thể 1.000, 2.000 đồng/bài hoặc thậm chí là hàng trăm nghìn đồng cho 1 album. Việc trả phí rất tiện lợi vì có thể thanh toán qua tài khoản di động.
Ngoài ra, các khách hàng chưa trả tiền vẫn có rất nhiều bài hát được nghe miễn phí trên Keeng, vì việc cho nghe miễn phí hay bán với giá bao nhiêu là quyền của các nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể quyết định cho nghe thử 1 vài bài trong album rồi bán các bài còn lại hoặc cho nghe mỗi bài 90s… Việc cho nghe miễn phí song song với thu phí là giải pháp quá độ nhằm tạo lập thói quen trả phí cho người dùng.
Nhạc số là một thị trường rất tiềm năng, ước tính tại Việt Nam hiện có khoảng 25 triệu người thường xuyên nghe nhạc online, nếu mỗi người chi trả trung bình 3.000 đồng/tháng, con số doanh thu hàng năm đã lên tới gần 1000 tỷ đồng. Để làm được việc này phải có sự chung tay của nghệ sĩ và các nhà phân phối, cộng với việc thắt chặt quản lý bản quyền, đặc biệt là sự ủng hộ từ phía khách hàng.
“Một thị trường miễn phí sẽ không bao giờ tạo được động lực cho những người làm ra sản phẩm tốt được và hệ lụy là cảm xúc của người nghe cũng theo đó mà xuống dần”, nhạc sĩ Quốc Trung - người mà 1 năm trước đã đứng ra kêu gọi một số anh chị em nghệ sĩ tham gia phong trào “Nghe có ý thức” trong mùa Vietnam Idol 2012 - cho biết.
Nhạc sĩ Quốc Trung
Ca sĩ Mỹ Tâm là người rất chú trọng đến bảo vệ bản quyền các tác phẩm của mình, hiện tại người nghe chỉ có thể xem miễn phí một số bài qua Kênh chính thức của Mỹ Tâm trên Youtube hoặc phải trả phí để mua trên các kho nhạc của nước ngoài như iTunes, Amazon… tuyệt đối chưa hợp tác với website nào tại Việt Nam. Đây cũng là cách đi tất yếu của các nghệ sĩ đã tạo dựng được tên tuổi của mình trong lòng công chúng, có ý thức rõ ràng về nguồn thu nhập thụ động được tạo ra hàng tháng.
Nhóm nhạc rất trẻ gồm 2 chàng trai lịch lãm The Men - một trong những nhóm nghệ sĩ tham gia thử nghiệm thu phí trong thời gian qua cho biết: "Kết quả thử nghiệm với Keeng là khả quan, chúng tôi bắt đầu nhìn thấy nguồn thu để tiếp tục cho ra những album mới trong thời gian tới”.
Nhóm The Men
Tỷ lệ chia sẻ các nghệ sĩ được hưởng là 50% doanh thu Keeng thu được từ khách hàng. Ví dụ nếu Keeng thu về 1 đồng thì các nghệ sĩ được hưởng 0,5 đồng, mọi chi phí về thanh toán, bán hàng do Keeng chi trả. Do sự tiện lợi trong thanh toán tại Keeng nên thường thì nghệ sĩ nào kiểm soát được bản quyền chặt chẽ sẽ mang lại doanh thu cao hơn vì các trang khác không vi phạm thì khách hàng chỉ có 1 nơi để mua.
Với nguồn nội dung hiện tại, Keeng đang có hơn 100.000 người dùng tiên phong sẵn sàng trả phí, nếu có nhiều các nghệ sĩ hợp tác hơn nữa , chắc chắn lượng người dùng tăng cao hơn và tạo ra nguồn thu quay vòng trở lại. Hiện nay, đội ngũ của Keeng đang nỗ lực để hợp tác sâu rộng hơn nữa với các nghệ sĩ trong và ngoài nước.
B.T (ITCNews)
-
Apple lần đầu bán iPhone 15 Pro với giá thấp hơn -
Quyết định chiến lược của Meta -
Thanh toán được bằng Zalopay trên App Store và các dịch vụ khác của Apple -
Samsung vững ngôi đầu thị trường smartphone 2024 -
Apple Intelligence thất bại trong việc tăng doanh số iPhone -
"Nghị định 168", "phạt nguội", "trừ điểm giấy phép lái xe"... được tìm kiếm nhiều nhất -
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM