Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Lãi suất giảm nhưng không nhiều
- 15/02/2015 17:40
 
Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank cho rằng, kinh tế dần hồi phục, mặt bằng lãi suất theo xu hướng giảm và ổn định sẽ là cơ hội để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Vấn đề là ngân hàng có chấp nhận rủi ro cao để phát triển tín dụng nhanh, hay thực hiện kế hoạch tín dụng thận trọng để chờ đến khi kinh tế hoàn toàn hồi phục mới đẩy mạnh.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: “Ghế nóng” nào sẽ lại đổi chủ?
Thưởng tết ngân hàng: Nơi trù phú, chỗ đìu hiu!
Thanh khoản dồi dào, cầu tín dụng dần cải thiện
CIEM đề nghị bỏ mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Ông nhận định như thế nào về hoạt động của hệ thống ngân hàng trong năm 2015?

Năm 2015 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), bởi đây là năm cuối để các TCTD triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015”. Chính vì vậy, thị trường tiền tệ nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng có những cơ hội và thách thức đan xen. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục theo hướng chủ động và linh hoạt. Các chỉ tiêu cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ ổn định theo hướng tăng: tổng phương tiện thanh toán tăng 16 - 18%, tín dụng tăng 13 - 15%, kiểm soát nợ xấu dưới 3%...

Nhưng năm 2015, NHNN sẽ phải hoàn thành việc cơ cấu lại các TCTD, sắp xếp lại hoạt động của các TCTD cho “ngay hàng, thẳng lối”. Vì thế, các ngân hàng phải chủ động tái cơ cấu, chấn chỉnh hoạt động hoặc sáp nhập với các TCTD khác để tăng cường tiềm lực tài chính và củng cố hoạt động trước khi NHNN yêu cầu sáp nhập.

Theo ông, việc áp dụng các quy định mới tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ tác động ra sao đến hoạt động của ngành?

Tôi cho rằng, Thông tư 36 tác động tích cực hay tiêu cực là tùy thuộc vào tình trạng tài chính của mỗi ngân hàng. Thông tư 36 sẽ bất lợi cho các ngân hàng tập trung quá nhiều vào các lĩnh vực có nhiều rủi ro hoặc đầu tư quá giới hạn. Một số ngân hàng nắm giữ cổ phiếu các ngân hàng khác hoặc có tỷ lệ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán cao hơn quy định sẽ phải thoái vốn.

Ngược lại, Thông tư 36 sẽ làm cho hoạt động ngân hàng ổn định hơn, rủi ro được kiểm soát chặt chẽ và sở hữu chéo được ngăn ngừa. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn được nâng từ mức 30% lên 60%. Đây là một thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các ngân hàng sẽ sử dụng hết hạn mức vì còn phải quản lý rủi ro cho thanh khoản. Các ngân hàng sẽ phải tự điều tiết ở mức thích hợp để bảo đảm tuân thủ tỷ lệ quy định, bảo đảm an toàn thanh khoản, đồng thời có hiệu quả nhất cho ngân hàng.

Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank
Ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank

Tuy có thuận lợi trong hoạt động tín dụng, nhưng nợ xấu vẫn là thách thức, đòi hỏi dự phòng cao sẽ là áp lực lớn?

Trong thời gian gần đây, các ngân hàng lớn đưa ra những gói sản phẩm tín dụng với mức lãi suất thấp hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. Đây là một thách thức đối với VietBank nói riêng và các ngân hàng nhỏ nói chung. Tuy nhiên, chúng tôi đã có những định hướng nhất định trong hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu lợi nhuận năm 2015. Chẳng hạn, giảm dần sự phụ thuộc doanh thu vào hoạt động tín dụng thông qua việc tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ khác, cũng như thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng để giảm trích lập dự phòng.

Theo ông, năm 2015 có là cơ hội để tăng trưởng hoạt động tín dụng phân tán, nhỏ lẻ khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp được nhận định chưa cải thiện nhiều so với cá nhân vay mua nhà?

Năm 2015, tình hình kinh tế được dự báo tăng trưởng ổn định. Mặc dù chưa thực sự khởi sắc, nhưng có thể nói, nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ khó khăn, các doanh nghiệp cũng đã dần phục hồi sản xuất. Bên cạnh đó, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 13 - 15% so với năm 2014 nên các ngân hàng, trong đó có VietBank đưa ra những mục tiêu tăng trưởng tín dụng riêng nhằm đạt mức doanh thu cũng như lợi nhuận đề ra. Định hướng hoạt động tín dụng 2015 của VietBank là: không tập trung vào một vài phân khúc khách hàng; đánh giá để nắm bắt nhu cầu của từng đối tượng, nhóm khách hàng, từ đó thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp cho cá nhân (mua nhà ở, tiêu dùng), doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Với lãi suất được dự báo ổn định, các ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn tín dụng không tập trung vào một đối tượng khách hàng để tối ưu hóa biên lợi nhuận. Do đó, cơ hội cho tín dụng phân tán, nhỏ lẻ cũng là một trong những hướng mà các ngân hàng quan tâm cho hoạt động tín dụng; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các ngân hàng vừa cạnh tranh để đạt quy mô tín dụng, vừa thận trọng trong phân tán danh mục tín dụng để hạn chế rủi ro nợ xấu, giảm trích lập dự phòng.

Để nhận biết rủi ro trong hoạt động cho vay năm nay, theo ông, có dễ hơn so với năm ngoái?    

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro nên việc nói dễ hay khó trong việc nhận diện rủi ro phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, việc nhận diện rủi ro các ngân hàng là có thể thực hiện được. Vấn đề là ngân hàng có chấp nhận rủi ro cao để phát triển tín dụng nhanh, hay thực hiện kế hoạch tín dụng thận trọng, chờ đến khi kinh tế hoàn toàn hồi phục mới đẩy mạnh. Nhưng để hạn chế rủi ro trong tín dụng, ngân hàng phải lựa chọn con đường ít rủi ro trong việc phát triển tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đưa ra những biện pháp cụ thể để quản lý rủi ro này.

Tại VietBank, bên cạnh việc định hướng các đối tượng khách hàng, sản phẩm tín dụng để hạn chế rủi ro, chúng tôi còn triển khai các quy định nội bộ để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng như: tập trung hoạt động phê duyệt cấp tín dụng tại hội sở; tách bạch giữa hoạt động thẩm định tín dụng và phê duyệt tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm; tăng cường kiểm soát…

Với mặt bằng lãi suất hiện nay, liệu lãi suất có còn nhiều dư địa để giảm thêm, thưa ông?

Năm 2015, nền kinh tế thế giới và Việt Nam chịu ảnh hưởng từ việc giá xăng dầu trên thế giới và trong nước sụt giảm nên lạm phát dự đoán sẽ ở mức thấp. Điều này ảnh hưởng đến lãi suất năm 2015 và theo tôi, lãi suất có thể giảm thêm, nhưng sẽ không nhiều.

Không lo thanh khoản cuối năm

() Thanh khoản ngân hàng cuối năm tương đối tốt khi nguồn tiết kiệm tiếp tục chảy vào ngân hàng trước diễn biến các kênh đầu tư khác chưa thực sự khởi sắc.

Doanh nghiệp vẫn than phiền về lãi suất ngân hàng

() Trong khi lãi suất huy động ngày càng thấp, lạm phát thấp, giá dầu giảm kỷ lục thì doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận lãi suất cho vay ở mức cao.

Kích cầu sức mua góp phần khơi thông dòng chảy tín dụng

() Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra dự báo, khả năng lạm phát năm nay chỉ ở mức 3% và cao nhất là 3,3%. Lạm phát không phải là lo ngại trong năm 2015, nên theo TS. Nghĩa, cần thiết giảm thêm lãi suất cả huy động và cho vay.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư