
-
Thông nhánh hầm đường bộ dài nhất cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha
-
Động thổ xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Bình Phước với Đắk Nông
-
Kon Tum lập quy hoạch Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung
-
Hậu Giang vượt qua khó khăn, phát triển bứt phá -
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2025 lên hơn 87.130 tỷ đồng
![]() |
Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là một trong những đoạn thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Ảnh: C.L |
Ngày 23/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, điều chỉnh cục bộ diện tích đất lâm nghiệp ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng để xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị điều chỉnh hơn 146ha đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc đối tượng rừng sản xuất. Trong đó có hơn 136ha đất có rừng (rừng tự nhiên 122ha, rừng trồng 13ha) và hơn 9ha đất chưa có rừng nằm trên địa bàn 2 huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Tẻh.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để có đủ cơ sở xem xét, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, cần phải điều chỉnh cục bộ diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc đối tượng rừng sản xuất nêu trên ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng, làm cơ sở để đơn vị chủ dự án hoàn thiện hồ sơ, tài liệu có liên quan để xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo quy định.
Được biết vào tháng 2/2021, Văn phòng Chính phủ có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong giai đoạn 2021-2025.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú nằm trong dự án Dầu Giây - Liên Khương, gồm 3 dự án thành phần: Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. Dự án Dầu Giây - Liên Khương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016 có chiều dài 200km với 4 làn xe, mặt cắt ngang 25m với nguồn vốn đầu tư lên đến 65.000 tỉ đồng.
Tháng 3/2021, HĐND tỉnh Lâm Đồng có Nghị quyết về việc đầu tư dự án theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó nhằm từng bước hoàn thiện cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đúng kế hoạch đề ra.
Theo kế hoạch về nhu cầu sử dụng đất và giải phóng mặt bằng của dự án, trong giai đoạn 1, sẽ thực hiện việc giải phóng mặt bằng theo quy mô của toàn dự án (quy mô nền đường 22m), với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 455 ha, trong đó, tỉnh Đồng Nai khoảng 81ha và tỉnh Lâm Đồng khoảng 374ha.

-
Hậu Giang vượt qua khó khăn, phát triển bứt phá -
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2025 lên hơn 87.130 tỷ đồng -
Đầu tư dự án truyền tải điện 193,58 tỷ đồng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị -
Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Hà Nội giao 57.749 m2 đất tại quận Long Biên để xây dựng công viên, hồ -
Định vị vai trò nhà thầu nội tại siêu dự án đường sắt -
Thủ tướng duyệt Dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 19.965 tỷ đồng
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)