
-
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội
-
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công
-
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng
-
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh
-
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh -
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành đơn giá trồng rừng thay thế trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương làm cơ sở để chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, kinh phí trồng rừng thay thế diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng rưungf sang mục đích khác do các chủ dự án nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trước năm 2022 và trước thời điểm Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành còn tồn nhiều nhưng quỹ đất trồng rừng thay thế (thuộc đối tượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) theo quy định trước khi Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực tại các đơn vị chủ rừng nhà nước trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, manh mún, rải rác, nhỏ lẻ ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu văn bản số 3164/SNN-KH ngày 13/12/2023 về việc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị nộp số tiền 101.049 triệu đồng còn tồn về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng thay thế cho các địa phương khác và đã cung cấp hồ sơ tài liệu trồng rừng thay thế còn tồn tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh gửi UBND tỉnh tại Văn bản số 380/SNNKH ngày 6/3/2024.
Theo cơ quan này, công tác nghiệm thu trồng rừng thay thế, chăm sóc rừng trồng thay thế hàng năm và nghiệm thu hoàn thành đối với diện tích rừng trồng thay thế và việc lập thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế của các đơn vị chủ rừng nhà nước được giao làm chủ đầu tư trồng rừng thay thế còn hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến công tác giải ngân, thanh toán, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giao Chi cục Kiểm lâm lập lập kế hoạch về việc phúc tra kết quả kiểm tra, rà soát các dự án, công trình trồng rừng thay thế giai đoạn 2014 - 2022 trên địa bàn tỉnh.

-
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh -
Ngóng chính sách “xanh” cho nhà đầu tư vào nông nghiệp -
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh -
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1 -
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp -
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One