-
Anh hùng, đặc công nước Vũ Trọng Nhượng: "Trầm tích" trong lòng biển Nha Trang -
80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Tự hào về những người con ưu tú -
Chiếc xe tăng tiêu diệt cả lữ đoàn dù -
VinIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ -
Thương hiệu An Spa hợp tác vận hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CaraWorld Cam Ranh -
Đường bay Hà Nội - TP.HCM đứng thứ 4 trong Top đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng sẽ trả lời về công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sỹ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sỹ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao.
Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề cập về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật sau thời kỳ biểu diễn đỉnh cao.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, các chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành đã khuyến khích, động viên các tài năng trẻ, các nghệ sỹ diễn viên trực tiếp tham gia học tập, bồi dưỡng, luyện tập, biểu diễn yên tâm học tập, công tác; tạo điều kiện cho người lao động nghệ thuật phát huy sức sáng tạo để xây dựng nhiều sản phẩm văn hóa đạt chất lượng cao phục vụ nhân dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, hoạt động Nghệ thuật biểu diễn đã có những sự phát triển nhất định, nhiều tác phẩm, chương trình nghệ thuật biểu diễn phong phú, đa dạng, có giá trị, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng.
Bộ trưởng gợi ý, đối với các đơn vị hằng năm có nguồn thu biểu diễn, sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, nếu có khả năng tài chính thì được xem xét vận dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng biểu diễn đối với diễn viên hợp đồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật sau thời kỳ biểu diễn đỉnh cao được nhiều người quan tâm. (Ảnh minh họa - Nguyễn Linh) |
Về mặt hạn chế, thứ nhất là chế độ tiền lương, Bộ trưởng đánh giá hiện nay đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật có thâm niên công tác, đã cống hiến 10 năm (trung bình ở độ tuổi 35) được nhận khoảng 5 triệu đồng sau khi trừ bảo hiểm xã hội, chỉ nhỉnh hơn mức lương tối thiểu vùng.
Người lao động vừa được bổ nhiệm vào viên chức, ngạch diễn viên (trung bình ở độ tuổi 25), hệ số lương trung cấp của viên chức loại B bậc 1 sẽ là 1,86; trừ 10,5% bảo hiểm xã hội thì thu nhập có nguồn gốc từ lương mà người viên chức được nhận thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn, ở và đi lại đối với người diễn viên.
Thứ hai, về chế độ bồi dưỡng, theo Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg quy định mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn theo mức tiền cụ thể (chế độ bồi dưỡng luyện tập thấp nhất là 35.000 đồng/buổi tập và mức cao nhất là 80.000 đồng/buổi tập; chế độ bồi dưỡng biểu diễn thấp nhất là 80.000 đồng/buổi biểu diễn và cao nhất là 200.000 đồng/buổi biểu diễn).
Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, sau 6 lần tăng lương cơ sở, mức tiền bồi dưỡng cụ thể như trên vẫn giữ nguyên, không theo kịp so với nhu cầu của cuộc sống, vì vậy không khích lệ, động viên được viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Thứ ba, về độ tuổi nghỉ hưu, với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BL ĐTBXH có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu quy định tại các văn bản này, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết với đặc thù nghệ sỹ, diễn viên được đào tạo trong 7 - 12 năm, một số bộ môn 15 - 16 năm. Tuổi đào tạo nghề bắt đầu từ 10 tuổi và phải có năng khiếu. Trong khi đó, thời gian hoạt động biểu diễn bình quân 15 - 20 năm.
Đề cập tới nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng cho biết sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với nghệ sỹ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho nghệ sỹ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.
Cụ thể, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đề xuất viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc danh mục công việc nặng nhọc, nguy hiểm như xiếc, múa ballet... được nghỉ hưu sớm theo nguyện vọng khi đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cũng sẽ tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP về chế độ nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
-
80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Tự hào về những người con ưu tú -
Chiếc xe tăng tiêu diệt cả lữ đoàn dù -
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Quân đội Nhân dân Việt Nam -
VinIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ -
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc -
Thương hiệu An Spa hợp tác vận hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CaraWorld Cam Ranh -
Đảm bảo triển khai Luật Thủ đô đúng tiến độ, kịp thời và đạt hiệu quả cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu