-
Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Nam Định: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại KCN Mỹ Thuận -
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai họp gỡ vướng các dự án truyền tải điện tại địa bàn -
Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống hoàn tất về mặt kỹ thuật -
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán
Phối cảnh Dự án Xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - TP. Nam Định. |
Kiên định phương án đầu tư công
Chưa đầy 3 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu làm rõ từ cơ quan quản lý nhà nước về giao thông, cuối tuần trước, UBND tỉnh Nam Định đã có Công văn số 548/UBND-VP5 gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về phương án đầu tư Dự án Xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - TP. Nam Định.
Tại Công văn số 548/UBND-VP5 do bà Hà Lan Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ký, đơn vị đề xuất Dự án Xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - TP. Nam Định một lần nữa xác nhận sẽ triển khai công trình giao thông động lực này theo phương án đầu tư công.
Cụ thể, nguồn vốn thực hiện Dự án được huy động từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu; nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 và ngân sách tỉnh Nam Định. Trong đó, vốn ngân sách địa phương trị giá khoảng 1.020 tỷ đồng dành để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầu tư; ngân sách trung ương khoảng 5.380 tỷ đồng được dùng để xây dựng các hạng mục xây lắp thuộc Dự án.
“UBND tỉnh Nam Định sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung Dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 đảm bảo thực hiện dự án theo tiến độ được phê duyệt”, lãnh đạo tỉnh Nam Định cho biết.
Liên quan đến quy mô đề xuất tuyến đường cao tốc Phủ Lý - TP. Nam Định gồm 4 làn xe cao tốc tiêu chuẩn, nhưng chiều rộng nền đường lên tới 48 m, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cho biết, đây là chiều rộng nền đường đã gồm 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, làn dừng khẩn cấp 2 bên, đường song hành, đường gom 2 bên.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định, khi nâng cấp tuyến Quốc lộ 21B (đoạn từ Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) lên thành cao tốc CT.11 theo quy hoạch được duyệt, thì cần hoàn trả hệ thống đường song hành, đường gom 2 bên đảm bảo đi lại cho địa phương. Do đó, cần đầu tư hệ thống đường gom dọc 2 bên tuyến.
Hệ thống đường gom dọc 2 bên tuyến dự kiến được đầu tư hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m. “Như vậy, quy mô Dự án là phù hợp theo các quy hoạch được duyệt, tuân thủ theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành”, bà Hà Lan Anh giải thích.
Tính toán cụ thể các phương án đầu tư
Trước đó, tại Công văn số 5114/BGTVT-KHĐT ngày 14/5/2024 về việc làm rõ phương án đầu tư Dự án Xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - TP. Nam Định, Bộ GTVT đã đề nghị UBND tỉnh Nam Định nghiên cứu, tính toán cụ thể các phương án đầu tư công trình bao gồm đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư để đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư.
Do quy mô dự kiến đầu tư của tuyến cao tốc Phủ Lý - Nam Định là 4 làn xe, nền đường rộng từ 24 m đến 48 m lớn hơn quy mô tiêu chuẩn hiện hành, nên Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Nam Định rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn về đường cao tốc, tính chất tuyến đường, điều kiện hiện tại, các quy hoạch có liên quan để xác định quy mô dự án cho phù hợp.
Bên cạnh đó, Dự án Xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - TP. Nam Định có suất đầu tư lên tới 375 tỷ đồng/km, cao hơn nhiều so với suất đầu tư của đường cao tốc xây dựng mới được Bộ Xây dựng công bố, nên Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Nam Định rà soát lại để bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
Tại Công văn số 548/UBND-VP5, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định khẳng định, sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án được tính toán cơ bản dựa trên suất vốn đầu tư được Bộ Xây dựng công bố tại Quyết định 510/QĐ-BXD ngày 19/5/2023 và các quy định của các thể chế chính sách tại thời điểm hiện tại.
Cụ thể, suất vốn đầu tư chi phí xây dựng của Dự án cao hơn suất vốn đầu tư chi phí xây dựng theo Quyết định số 510/QĐ-BXD là do bổ sung chi phí xử lý nền đất yếu (tạm tính bằng khoảng 20% chi phí xây dựng tuyến). Trong bước tiếp theo, UBND tỉnh Nam Định sẽ tính toán cụ thể, chi tiết cho từng hạng mục công việc, đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật và hiệu quả đầu tư của Dự án.
Theo UBND tỉnh Nam Định, Dự án BOT tuyến tránh TP. Nam Định từ Quốc lộ 10 đến thị trấn Mỹ Lộc (đi trùng với một phần tuyến thuộc Dự án Xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định) đã được Thanh tra tỉnh Nam Định thực hiện công tác thanh tra và kết luận tại Văn bản số 07/KL-T.Tr ngày 19/4/2024.
UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, giao các sở, ngành và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát hồ sơ dự án BOT, các hợp đồng để xây dựng phương án điều chỉnh, bổ sung hợp đồng theo kiến nghị của Thanh tra tỉnh.
“Khi được cấp có thẩm quyền đồng ý cho phép được lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định, UBND tỉnh Nam Định sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan lên phương án đàm phán để thanh lý hợp đồng vào năm 2025 (thời điểm dự kiến khởi công dự án) bằng ngân sách tỉnh, để đầu tư đồng bộ theo quy mô đường cao tốc trên toàn tuyến, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan”, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định giải thích.
Trong giai đoạn I, Dự án sẽ đầu tư xây dựng đoạn từ đầu tuyến Km0+00 (đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam) đến giao với Quốc lộ 10, TP. Nam Định trước năm 2030, với chiều dài khoảng 25,1 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Hà Nam khoảng 16,6 km, đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định khoảng 8,5 km.
Tuyến đường thuộc Dự án sẽ xây dựng theo quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, làn dừng khẩn cấp 2 bên, đường song hành, đường gom 2 bên, vận tốc thiết kế 100 km/h. Thời gian thực hiện Dự án giai đoạn I là từ năm 2024 đến năm 2028. Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn I dự kiến khoảng 9.400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
-
Hoàng Hà Bexco đề xuất dự án khu thương mại - du lịch 1.060 tỷ đồng ở Quảng Nam -
Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống hoàn tất về mặt kỹ thuật -
Phối hợp hiệu quả nguồn lực công - tư thúc đẩy kinh tế xanh Đồng bằng sông Cửu Long -
Luật sư Phạm Duy Khương: Biết được gu của nhà đầu tư sẽ thành công khi M&A -
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
- Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
- Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối