Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Làm thế nào để quản lý cho vay ngang hàng (P2P)?
Như Tầm (Theo VTV) - 19/02/2019 08:27
 
Mặc dù thủ tục nhanh gọn, dễ dàng, cho vay thông qua ứng dụng công nghệ nhưng cho vay ngang hàng P2P đang có nhiều biến tướng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước: ""Hoạt động P2P Lending còn tiềm ẩn rủi ro như: Thông tin cá nhân của các bên tham gia có thể bị đánh cắp do lỗ hổng bảo mật; hệ thống lưu trữ thông tin của Công ty P2P Lending có thể bị chiếm quyền kiểm soát hoặc bị đánh sập bởi hacker dẫn đến toàn bộ thông tin giao dịch của các bên bị mất hoặc xóa. 

Một số đối tượng ẩn danh và núp bóng giao dịch trên các nền tảng P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố; hoặc biến tướng để huy động tài chính đa cấp khiến người cho vay, người đi vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen "núp bóng" các nền tảng P2P Lending để cho vay với mức lãi suất rất cao, vượt xa mức trần lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay được qui định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự năm 2015".

"Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân, doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ thông tin, nâng cao hiểu biết và nhận thức được rõ rủi ro có thể phát sinh khi tham gia các nền tảng P2P Lending. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn qua kênh tín dụng ngân hàng" - ông Phạm Chí Quang cho biết thêm.

Không để cho vay ngang hàng thành tín dụng đen
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, đầu năm tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức có văn bản quy định về hành lang pháp lý thử nghiệm cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư