-
Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam sang Phần Lan trong 5 năm tới -
Đà Nẵng trao hơn 20.000 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo đón Tết -
Liên tiếp các địa phương "chốt" môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 là tiếng Anh -
Doanh nghiệp Thái Bình ủng hộ gần 35.000 suất quà tặng người nghèo dịp Tết Ất tỵ 2025 -
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025 -
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
Nhà thơ Trần Đăng Khoa |
Đại tá, nhà báo Nguyễn Duy Tường là tác giả của hàng chục cuốn sách hồi ký của các chính khách, tướng lĩnh quân đội, để lại dấu ấn trong làng văn về thể loại tự truyện. Giờ anh lại khắc họa chân dung một người lính, anh hùng lái xe Trường Sơn thời đánh Mỹ, một doanh nhân thành đạt, một đại biểu Quốc hội tâm huyết và một con người hoạt động xã hội - thiện nguyện có tâm, có tầm với nhiều tư duy độc đáo. Chúng ta cũng đã ít nhiều biết đến Phan Văn Quý qua các cuốn sách “Đường phía trước” do đại tá, nhà báo Trọng Phiên là tác giả, sách “Người mở lối” và “Vẫn là người lính” do đại tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến làm Chủ biên.
Cái hay, cái khéo của Nguyễn Duy Tường trong cuốn sách này là sự chắt lọc và tính phổ quát; chưa kể việc đặt tên cuốn sách cũng đã nói được tính cách của người anh hùng trên hành trình hoạt động xã hội thiện nguyện như một người lữ hành lặng lẽ. Nếu ai chưa đọc những cuốn sách kể trên thì qua “Lặng lẽ một hành trình” vẫn hiểu được Phan Văn Quý với nhiều thành tích của anh trong chiến tranh cũng như trong thời bình. Nếu đã đọc rồi thì cuốn sách mới này là những bổ sung để ta biết thêm về cách nghĩ, cách làm trong hành trình hoạt động xã hội, từ thiện không ồn ào, nhưng rất hiệu quả của người anh hùng mà chúng ta từng yêu quý.
Với “Lặng lẽ một hành trình” chúng ta thấy, trong bộn bề công việc của người đứng đầu một tập đoàn kinh tế tư nhân, Phan Văn Quý còn đảm nhiệm nhiều trọng trách trong các tổ chức xã hội. Đặc biệt, những chương trình tri ân liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng, những công trình cộng đồng hỗ trợ phòng tránh thiên tai, các quỹ học bổng, các chương trình quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch thành phố vì hòa bình… đều được anh khởi xướng, tài trợ và thúc đẩy thực hiện.
Chưa đầy 200 trang sách, nhưng tác giả đã khái quát, xâu chuỗi được những ý tưởng, cách làm độc đáo của nhân vật trong hoạt động an sinh, xã hội. Tính logic của cuốn sách được thể hiện từ khi cậu học trò Phan Văn Quý còn ngồi trên ghế nhà trường, sáng tạo ra chiếc giẻ lau bảng đặc biệt giúp thầy cô giáo không bị bụi phấn dính tay, đến khi là người lính lái xe trên chiến trường Trường Sơn huyền thoại, có nhiều sáng kiến giữ xe an toàn “Đẹp ngoài - Tốt trong”, tới khi vào nghiệp kinh doanh, anh cũng có những định hướng, cách làm để tạo ra lợi ích cho tổng thể, và khi tự ứng cử, trở thành đại biểu Quốc hội lại có những đề xuất, ý tưởng đầy tâm huyết với cộng đồng, đất nước, mong muốn đóng góp một phần nhỏ để bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia…
Qua từng trang viết, những bức tượng các tướng lĩnh, anh hùng, các văn nghệ sĩ được Phan Văn Quý đề xuất tạo tác; được đặt trong bảo tàng, trên sân trường hoặc công viên… mang nhiều ý nghĩa.
Đặc biệt, các cuộc thi viết “Sâu nặng ân tình” hay “Hào khí Trường Sơn” mà anh khởi xướng và chung tay tổ chức, đã có hàng nghìn người tham gia dự thi, để lại ấn tượng sâu sắc về công việc tri ân, về tình đồng đội… Rất nhiều tác phẩm dự thi là tư liệu quý của những người trong cuộc, đã được Ban Tổ chức cuộc thi biên tập, xuất bản thành sách để lưu giữ và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau này.
Trong hành trình hoạt động xã hội thiện nguyên vì cộng đồng của mình, Phan Văn Quý luôn chủ định mời nhiều người cùng đồng hành tham gia để lan tỏa các giá trị tốt đẹp được sâu rộng hơn. Khi tham gia tổ chức các chương trình, anh luôn tích cực đóng góp ý tưởng và cùng chung tay trực tiếp thực hiện. Đến khi các tổ chức hoạt động có hiệu quả thì anh lại lui về phía sau để tiếp tục những dự định mới, mà gần đây nhất là việc kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thành lập Quỹ “Tìm lại tên cho đồng đội”, để được chung tay tham gia chương trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, mà các phương tiện truyền thông đã đưa tin.
Qua cuốn sách, ta thấy, bên cạnh một Phan Văn Quý với vai trò doanh nhân, người đại biểu dân cử, là một tấm lòng vì cộng đồng, luôn trăn trở, suy nghĩ để tổ chức những chương trình từ thiện xã hội với cách làm khác biệt, có tính bền vững, đạt hiệu quả cao. Các hoạt động của anh âm thầm, lặng lẽ, nhưng không đơn lẻ, vì vậy mà có sức lan tỏa rộng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
“Lặng lẽ một hành trình” như một món quà nhỏ, mà người viết trân trọng gửi tới bạn đọc gần xa, để chúng ta cùng thưởng thức bên ly trà, bên người thân và bạn bè, cùng lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp khi một mùa Xuân mới đang về…
-
Doanh nghiệp Thái Bình ủng hộ gần 35.000 suất quà tặng người nghèo dịp Tết Ất tỵ 2025 -
Rủi ro nào khi trẻ em hoạt động trên môi trường mạng? -
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025 -
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang -
Thêm Trường đại học trở thành Đại học: Không chỉ là thay đổi cái tên -
Nụ cười giản dị của người phụ nữ “gánh cả bầu trời” -
Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 2 ngành mới trong năm 2025
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024