-
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Mức thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cao nhất là hơn 1,9 tỷ đồng -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu gợi mở. |
Chiều 28/7, tại phòng họp Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn Người lao động năm 2023.
Diễn đàn có sự tham dự của trên 500 đại biểu, trong đó có 500 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động của tất cả các tỉnh, thành phố, ngành, tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, đại diện cho 11 triệu đoàn viên, hơn 50 triệu người lao động cả nước.
Tổng hợp tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tại Diễn đàn, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, sau 2 tuần triển khai lấy ý kiến đoàn viên, người lao động cả nước đã ghi nhận có 1.589 kiến nghị được tổng hợp từ báo cáo của 79/82 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc; hơn 3.000 ý kiến từ các cơ quan báo chí và các nền tảng mạng xã hội của các cấp công đoàn.
Trong các vấn đề được đoàn viên, người lao động quan tâm nổi lên một số vấn đề: nhà ở cho người lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, rút bảo hiểm một lần, quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu; các giải pháp đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng lương tối thiểu, lương cho đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, vấn đề nâng cao tay nghề cho người lao động, chính sách đặc thù cho người lao động ngành giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ.
Đặc biệt, nhiều ý kiến phản ánh những vấn đề xã hội nhức nhối của công nhân như tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội; những khó khăn trong khám chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe của công nhân; sinh hoạt văn hóa, thể thao; việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em là con công nhân; việc xây dựng gia đình công nhân ấm no, tiến bộ, hạnh phúc… Đây cũng là mối quan tâm, trăn trở của Đảng, Nhà nước, của tổ chức Công đoàn trong quá trình thực thi trọng trách do nhân dân giao phó, ông Khang nhấn mạnh.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn cho hay, Tổng Liên đoàn đã tổng hợp các ý kiến thành 45 vấn đề lớn để gửi tới Quốc hội, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền.
Phát biểu gợi mở, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, đây là diễn đàn đặc biệt khi lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội, nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội.
Mọi quyết sách của Quốc hội đều phải lấy người dân và doanh nghiệp đặt ở vị trí trung tâm. Công nhân và người lao động là công dân nhưng là chủ thể quan trọng trong mối quan hệ lao động, là đối tượng điều chỉnh của hầu hết các luật trong hệ thống pháp luật, ông Vương Đình Huệ nêu rõ.
Quốc hội, cơ quan Quốc hội gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến của công nhân, người lao động, của các công đoàn các cấp, để hoàn thiện hệ thống pháp luật là việc cần thiết, có ý nghĩa, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
“Tôi và các đồng chí chủ trì coi đây là một cuộc tiếp xúc cử tri đặc biệt để được lắng nghe nhiều ý kiến của công nhân, viên chức, lao động - đại diện hơn 50 triệu lao động, lực lượng lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, do điều kiện thời gian, tại diễn đàn này tập trung vào pháp luật liên quan trực tiếp người lao động và tổ chức công đoàn, ông đề nghị đại diện cán bộ công đoàn, người lao động tập trung 2 nhóm vấn đề lớn.
Một là, tâm tư tỉnh cảm nguyện vọng, kiến nghị đề xuất của công nhân viên chức và cán bộ công đoàn nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong lao động, việc làm, sinh kế và thu nhập của người lao động. Những vấn đề này được Quốc hội, Chính phủ bàn thảo nhiều, Quốc hội có nghị quyết kỳ họp 5 đặt ra hàng loạt vấn đề phải giải quyết.
Hai là, theo Chủ tịch Quốc hội là những trao đổi kiến nghị đề xuất về hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn này cũng như giai đoạn tới đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, có tính khả thi cao; đáp ứng nhu cầu kiến tạo phát triển nhất là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là pháp luật liên quan trực tiếp người lao động như các dự án luật liên quan luật Đất đai, luật Công đoàn,..
Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu trao đổi ngắn gọn, tập trung thẳng vào vấn đề đạt hiệu quả cao nhất. Từ các trao đổi tại diễn đàn đề nghị cơ quan Quốc hội, ban bộ ngành trực tiếp thông tin để nắm được phương án, giải pháp cho từng vấn đề, nội dung mà người lao động đề cập.
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 -
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 -
Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị -
Phấn đấu nâng đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân đạt 65 - 70% GDP -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng? -
Dự thảo Nghị quyết số 01 năm 2025 có gì mới?
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên