
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Quảng Ninh cần có các nhóm giải pháp để tiến nhanh, chắc, bền vững
-
Hải Dương tập trung nguồn lực, rút ngắn thời gian triển khai các dự án nhà ở xã hội
-
Quảng Ngãi thông qua nghị quyết hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
-
Quảng Bình thành lập 3 tổ công tác gỡ khó cho các dự án đầu tư
-
Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
TP.HCM bàn giải pháp tháo gỡ 571 dự án tồn đọng như “cục máu đông”
![]() |
Phiên thảo luận chiều 17/3 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
"Vấn đề này, chúng tôi đề nghị Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo, Thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra phải lắng nghe nhau, lắng nghe kỹ lưỡng hơn rất nhiều và rất có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu để xem xét, cho ý kiến".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh như trên khi nói về quyền sở hữu nhà chung cư, một vấn đề mới được Chính phủ đề xuất tại dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), trong phiên họp chiều 17/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, Chính phủ đề xuất bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư, bao gồm quy định xác lập và chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi nhà chung cư thuộc các trường hợp phải phá dỡ, xử lý nhà chung cư khi chấm dứt quyền sở hữu; quy định quyền và trách nhiệm chủ sở hữu sau khi nhà chung cư bị phá dỡ.
Đa số ý kiến trong Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - không tán thành quy định mới này.
Phát biểu tại phiên thảo luận, các ý kiến đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra đều viện dẫn các quy định tại Hiến pháp, Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản của công dân.
Điều 32 Hiến pháp 2013 long trọng ghi thế này: "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác, được quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế thì được pháp luật bảo hộ", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Ông Huệ cũng nêu rõ thời gian qua nhiều ý kiến cho rằng, quy định quyền sở hữu chung cư như phương án Chính phủ trình mục đích cũng hướng tới việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người dân và lợi ích công cộng, không nhằm mục đích nào khác.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, phải cân nhắc một cách hết sức kỹ lưỡng, rất thận trọng trên cơ sở chính trị vững chắc, các căn cứ của Hiến pháp và quy định của pháp luật có liên quan, trong đó có Bộ luật Dân sự xác lập về quyền sở hữu. Đồng thời cũng trên cơ sở đánh giá vướng mắc trong thực tiễn hiện nay trong thi hành Luật Đất đai, theo tinh thần vướng gì thì phải định dạng ra được vì sao vướng chỗ đó.
Vướng ở đâu thì sửa ở đó. Vướng mắc trong cải tạo, rồi xây dựng lại các nhà chung cư có phải ở quy định sở hữu này không? Bắt cho đúng bệnh thì chúng ta có đối sách phù hợp, Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường nhìn nhận, người vào chung cư thường thu nhập thấp hơn người ở dưới đất, nếu người ta có tiền thì mua nhà biệt thự, nhà biệt lập, còn lại vào chung cư. Nhưng nhà ở dưới đất theo Luật Đất đai là giao đất ở không có thời hạn, còn ở chung cư thì thời hạn 50 năm hoặc 40 năm hoặc nửa chừng bị xuống cấp hoặc do thiên tai, động đất là buộc phải phá dỡ, lúc đó quyền sở hữu của họ không còn nữa.
"Tôi kiến nghị xem lại khoản này. Ở đây, dư luận cũng rất quan tâm, sau khi hết thời hạn phá dỡ chung cư thì không còn quyền sở hữu nữa, tôi e ngại đưa ra thì toàn dân sẽ phản ứng chỗ này", ông Cường nhận xét.
Giải trình thêm sau đó, về quy định sở hữu nhà chung cư như dự thảo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho hay việc trình phương án đó vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân khi công trình mất an toàn, không đảm bảo điều kiện sử dụng.
Giải trình cuối phiên thảo luận, liên quan đến quy định về sở hữu nhà chung cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dẫn lại các căn cứ pháp lý đưa ra phương án này là theo quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự về việc quyền con người, dân sự bị hạn chế theo quy định của luật trong một số trường hợp cần thiết.
Bộ luật Dân sự cũng có quy định các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu tài sản, trong đó, có tài sản bị tiêu hủy hay trường hợp khác do luật quy định. Đồng thời điều 241 Bộ luật này quy định trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền chủ sở hữu thực hiện theo quy định của luật. Do đó, Dự thảo Luật Nhà ở cũng quy định như vậy.
"Trong Dự thảo Luật Nhà ở quy định quyền sở hữu chỉ chấm dứt khi chung cư bị phá dỡ chứ không phải hết hạn sử dụng là chấm dứt, mà phá dỡ ở đây thì có các trường hợp ví dụ hết hạn, nhưng mất an toàn thì cũng phải phá dỡ hoặc chưa hết hạn, nhưng mất an toàn, không đảm bảo an toàn cho cư dân thì cũng phải phá dỡ", Bộ trưởng giải thích.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, qua ý kiến của cơ quan thẩm tra và ý kiến thảo luận, Ban soạn thảo sẽ nghiêm túc rà soát, quy định kỹ, rõ hơn nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân cũng như mục tiêu cải tạo chung cư cũ, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân trong thời gian tới.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, sở hữu nhà chung cư có thời hạn là vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định là quan trọng, nhạy cảm.
Qua thảo luận, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cơ bản đề nghị phương án không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về việc Nhà nước có quyền quyết định và có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc di dời, phá dỡ, cải tạo nhà chung cư không còn an toàn cho việc sử dụng, vì mục đích bảo đảm sức khỏe, an toàn tài sản, tính mạng cho người dân và những người xung quanh.
Cần quy định về các trường hợp cụ thể, về trình tự, thủ tục, các phương án tiến hành, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan để cải tạo nhà chung cư không còn an toàn, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có nhà phải di dời và quyền được hưởng an toàn của những người dân có liên quan cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, ông Định lưu ý.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội cũng nói rõ, quá trình tiếp thu còn một phương án như Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến là tốt, còn nếu Chính phủ vẫn giữ phương án như dự thảo thì đề nghị trình 2 phương án và có lập luận cụ thể hơn để Quốc hội xem xét.

-
Phát triển khoa học công nghệ là yếu tố then chốt xây dựng Quốc hội hiện đại
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Quảng Ninh cần có các nhóm giải pháp để tiến nhanh, chắc, bền vững
-
Hải Dương tập trung nguồn lực, rút ngắn thời gian triển khai các dự án nhà ở xã hội
-
Quảng Ngãi thông qua nghị quyết hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
-
Quảng Bình thành lập 3 tổ công tác gỡ khó cho các dự án đầu tư -
Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Kịch bản nào cho kinh tế quý I/2025? -
TP.HCM bàn giải pháp tháo gỡ 571 dự án tồn đọng như “cục máu đông” -
Bộ Tài chính tổ chức Lễ gắn biển "Công trình kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính" -
Bộ trưởng Bộ Công thương cảnh báo tiến độ thực hiện các dự án điện chậm -
Hà Nội vẫn còn 176 dự án đầu tư công chậm hoàn thiện hồ sơ quyết toán
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/3
-
2 Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong: "Lời hiệu triệu đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân"
-
3 Dự án điện khí LNG chờ thêm các điều kiện hấp dẫn
-
4 Hé lộ phương án đầu tư đường ven biển TP.HCM vốn đầu tư 31.556 - 62.231 tỷ đồng
-
5 VEC đề xuất mở rộng 50 km cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lên 6 làn xe
-
Với Xiaomi 15 Ultra, Xiaomi tự tin bước vào phân khúc smartphone flagship
-
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
-
Pfizer và VNVC ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong sản xuất vắc-xin tại Việt Nam
-
Dịch vụ tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng nhanh, đáng tin cậy tại Công ty Luật Tín Minh
-
MBAMC thông báo chào bán quyền mua cổ phần phát hành thêm tại ILB
-
Giải thưởng HR Asia Awards chính thức mở đề cử cho doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2025