-
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh
Doanh thu thu phí giảm sâu so với phương án tài chính đang khiến Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn mất cân đối nghiêm trọng về dòng tiền. |
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Dự án thành phần 1 thuộc Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với số tiền là 2.056 tỷ đồng, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia vào dự án, chi trả cho các hạng mục công việc như: GPMB các công trình đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt trực thông… để tháo gỡ khó khăn cho dự án do các yếu tố thay đổi khách quan so với dự báo ban đầu.
Khoản hỗ trợ này, theo UBND tỉnh Lạng Sơn là tương tự như chính sách mà Chính phủ đã và đang áp dụng tại một số dự án triển khai đầu tư theo hình thức PPP có vốn ngân sách Nhà nước tham gia hỗ trợ như: các dự án đầu tư xây dựng một số đoạn tuyến trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái...
Được biết, Dự án thành phần 1 có mục tiêu xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn. Tổng mức đầu tư Dự án là 12.189 tỷ đồng, thời gian xây dựng từ năm 2015 đến năm 2019. Ngoài dự án thành phần 1, tại Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn còn một cấu phần quan trọng khác nữa là Dự án thành phần 2 – xây dưng tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng mức đầu tư là 8.743 tỷ đồng
Được biết, tại Dự án thành phần 1, Hợp phần tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800-Km108+500 đã hoàn thành đưa vào sử dụng và tổ chức thu phí từ ngày 1/6/2018; Hợp phần cao tốc đoạn Km45+100 - Km108+500 cũng đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 30/9/2019 (vượt tiến độ 3 tháng), chính thức công bố đưa vào khai thác từ ngày 15/01/2020 và tổ chức thu phí từ ngày 18/02/2020 (miễn thu phí 1 tháng).
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của tỉnh và Nhà đầu tư – Công ty CP BOT Bắc Giang – Lạng Sơn đã thực hiện tốt chủ trương miễn, giảm phí sử dụng đường bộ tại Trạm thu phí Km93+160, Quốc lộ 1, tạo điều kiện tối đa cho chủ phương tiện trong phạm vi xung quanh Trạm thu phí (bán kính đến 10 km, với tổng số 30 xã, thị trấn thuộc địa bàn của 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn) được hưởng chế độ miễn, giảm phí sử dụng đường bộ khi đi qua Trạm. Dự án cũng đã chính thức thực hiện thu phí theo hình thức tự động không dừng từ ngày 27/12/2019 trên các làn ETC của Trạm Km93+160, Quốc lộ 1.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, hoàn thành và đưa Dự án thành phần 1 vào khai thác đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và biến động so với dự báo ban đầu tại Phương án tài chính được duyệt đã dẫn đến thâm hụt doanh thu, không đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
Cụ thể, theo phương án tài chính ban đầu, để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí trong vòng 18 năm 3 tháng tại 2 trạm thu phí hở trên Quốc lộ 1 đặt tại Km93+160 và Km24+900 và trên tuyến cao tốc thực hiện thu phí kín; tỷ lệ chiết giảm doanh thu do xét đến xe ưu tiên, xe sử dụng vé tháng, vé quý là 5%
Bên cạnh đó, lưu lượng xe trên tuyến Quốc lộ 1 tại điểm cuối tiếp nối với dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang được dự báo tại thời điểm cuối năm 2019 là 8.850 xe/ngày đêm. Tại thời điểm dự kiến đưa tuyến cao tốc vào khai tháng quý I năm 2020 thì lưu lượng xe dự báo cho cả 2 tuyến Quốc lộ 1 và cao tốc là 22.590 xe/ngày đêm (tương ứng tốc độ tăng trưởng là 154%);
Tuy nhiên, trên thực tế, lưu lượng phương tiện thực tế trong giai đoạn vừa qua chỉ đạt khoảng 11.779 xe/ngày đêm (giảm khoảng 10.811 xe/ngày đêm, tương ứng giảm 48% cho cả 2 tuyến Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc so với dự báo ban đầu tại Phương án tài chính được duyệt).
Bên cạnh đó, viêc giảm đi 1 trạm thu phí (Km24+800) trên Quốc lộ 1 nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân và điều kiện thực tế của địa phương, dẫn đến giảm nguồn thu trong suốt thời gian thu phí, ảnh hưởng đến tỷ lệ phân lưu giữa tuyến Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc, làm giảm lưu lượng trên tuyến cao tốc (người dân có xu hướng lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn không phải trả phí, thay vì lưu thông trên đường cao tốc);
Đó là chưa kể đến việc tiến độ thực hiện Dự án thành phần 2, đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng bị chậm so với kế hoạch do chưa thu xếp được nguồn vốn nên chưa thể kết nối với Dự án thành phần 1 để tạo thành trục giao thông liên tục từ Bắc Giang đến thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị như dự báo ban đầu, dẫn đến lưu lượng phương tiện giao thông tăng trưởng thấp hơn dự báo.
Theo doanh nghiệp dự án, tính đến hết tháng 3/2020, doanh thu của Dự án thành phần 1 chỉ đạt 362,49 tỷ đồng, bằng 59,4% so với Phương án tài chính đã được phê duyệt.
Trước đó, tại Thông báo số 09/TB-KTNN ngày 16/1/2020, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, trong 9 năm đầu khai thác, doanh thu trừ đi chi phí (vận hành, bảo trì, tổ chức thu phí) tại Dự án thành phần 1 không đủ bù đắp lãi vay với tổng giá trị thiếu hụt dự kiến khoảng 3.189 tỷ đồng; có thể kéo dài thời gian hoàn vốn của dự án tăng thêm 10 năm, lên 28 năm so với Phương án tài chính được duyệt tại Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 24/1/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn (18 năm), không còn đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án, có thể gây rủi ro cho Nhà đầu tư và ngân hàng cấp tín dụng.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành có liên quan về khả năng cân đối nguồn vốn NSNN, nguồn vốn hợp pháp khác và các giải pháp hỗ trợ trong trường hợp dự án thiếu hụt nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội và kéo dài thời gian thu phí.
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, với một loạt các yếu tố đầu vào thay đổi, ngay cả khi nhận được khoản hỗ trợ 2.056 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn của Dự án thành phần 1 vẫn lên tới khoảng 24 năm 8 tháng (tăng khoảng 6 năm 5 tháng so với Phương án tài chính ban đầu).
Bên cạnh đó, các vướng mắc nêu trên đã làm thay đổi các thông số đầu vào của Dự án và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ và vận hành dự án, đồng thời việc này sẽ làm cho các Ngân hàng thương mại lo ngại trong việc xem xét tài trợ vốn cho Dự án thành phần 2.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu