
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
TIN LIÊN QUAN | |
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tiếp Phó thủ tướng Lào | |
Phó Thủ tướng nước Lào thăm và làm việc tại Hà Tĩnh | |
Ngân hàng Việt mua 30 triệu trái phiếu Chính phủ Lào |
Phát biểu tại buổi gặp, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương nhất quán của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng năng suất cao hơn, hiện đại hơn.
![]() | ||
Phó thủ tướng Lào Bounpone Bouttanavong và đoàn công tác tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh |
Mục tiêu thu hút đầu tư phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia.
Ở giai đoạn đầu, khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp, Việt Nam mở cửa cho những nhà đầu tư có trình độ công nghệ ở mức độ trung bình, làm ra những sản phẩm phù hợp với quốc gia và sử dụng nhiều lao động.
Ở giai đoạn kinh tế phát triển cao hơn, Việt Nam chủ trương thu hút những nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao, sản phẩm cạnh tranh và sử dụng nhiều lao động có trình độ, tay nghề cao.
Đặc biệt, gần đây, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, có trình độ công nghệ cao của Samsung, LG (Hàn Quốc) cũng như các tập đoàn đến từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ.
Về việc quản lý đầu tư, quản lý dự án FDI, ở giai đoạn đầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp tham gia cấp phép đầu tư cho các dự án. Ở giai đoạn sau, Chính phủ đã phân cấp cho các địa phương. Ưu điểm của việc phân cấp này là các địa phương có thể lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với địa phương mình. Tuy nhiên, nhược điểm là các địa phương chạy đua trong việc đưa ra nhiều ưu đãi khác nhau, khiến chính sách ưu đãi đầu tư không nhất quán, dàn trải…
Đáp lời, Phó thủ tướng Lào Bounpone Bouttanavong đã cảm ơn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã dành thời gian tiếp đoàn và trao đổi những thông tin, kinh nghiệm quý báu về quản lý kinh tế vĩ mô, thu hút và xúc tiến đầu tư, quản lý nguồn vốn đầu tư, quản lý đầu tư công... góp phần phát triển kinh tế và tình hữu nghị 2 nước Việt Nam - Lào. Ông Bounpone Bouttanavong cũng muốn được tìm hiểu rõ hơn cách thức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, hạn chế vốn đầu tư công dàn trải cũng như phát huy tốt hơn nguồn lực từ khu vực dân doanh.
Trả lời câu hỏi của ông Bounpone Bouttanavong, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, để khắc phục những hạn chế trong quản lý kinh tế vĩ mô, Việt Nam đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách thu hút đầu tư thông qua Dự án Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp vào tháng 10. “Theo đó, từ chỗ các dự án đầu tư được “chọn để cho” sẽ chuyển sang hướng “chọn để bỏ”. Những điều khoản cấm sẽ được quy định cụ thể trong luật. Các nhà đầu tư chủ động lựa chọn các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh một cách tự do mà không còn phải đi “xin” như trước đây”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh. Một vấn đề khác cũng được Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lưu ý là, Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này cũng cân bằng các ưu đãi đầu tư giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà đầu tư trong nước.
Mặc dù kinh tế khu vực và thế giới có nhiều biến động, song quan hệ kinh tế Việt - Lào liên tục phát triển trong thời gian qua. Trên suốt chiều dài khoảng 2.069 km biên giới, hai nước có 7 cửa khẩu quốc tế và 6 cửa khẩu quốc gia giúp hai bên thông thương. Trong hợp tác đầu tư, đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào hơn 400 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 3,6 tỷ USD. Trong thương mại, Việt Nam là đối tác lớn thứ 3 của Lào, với kim ngạch thương mại hai chiều liên tục gia tăng. Hiện tại, hai bên đang tích cực triển khai các thỏa thuận để hiện thực hóa mục tiêu đạt trên 2 tỷ USD thương mại hai chiều vào năm 2015.
Cuba đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thu hút FDI Chiều 4/9/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Rodrigo Malmierca Diaz đang thăm làm việc tại Việt Nam. |
Quang Hưng
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật -
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025